không mang đủ tiền thì bị giữ
Ngày 24/12, Công an tỉnh Đồng Nai đã "giải cứu" một nữ bệnh nhân nghi bị Phòng khám đa khoa Hồng Phúc ở phường Tân Tiến, TP Biên Hòa giam giữ.
Công an làm việc với đại diện phòng khám. Ảnh: Đình Biên. |
Theo tường trình của chị T., sáng ngày 24/12, chị đến phòng khám trên để đăng ký khám bệnh và đã đóng tạm ứng 740.000 đồng. Tại đây, chị T. được một bác sĩ (không rõ tên) khám. Sau khi ký cam kết đồng ý làm các thủ thuật phá thai, chị T. chọn gói dịch hút thai giá 2 triệu đồng.
Quá trình hút thai nữ bệnh nhân liên tục thấy đau. Lúc này, nhân viên phòng khám thuyết phục chị T. sử dụng gói dịch vụ có giá cao hơn để không bị đau, nếu không sẽ liên lụy đến tính mạng. Lo sợ nên chị T. đồng ý đổi gói dịch vụ.
Đến 13h cùng ngày, chị T. được thông báo tổng chi phí hơn 19,1 triệu đồng. Vì không mang đủ tiền để thanh toán, chị T. bị phòng khám này giữ lại. Nhiều lần chị T. xin về nhà lấy tiền trả nhưng không được những người ở phòng khám đồng ý, nên gọi cầu cứu Công an tỉnh Đồng Nai.
Khi công an có mặt, Phòng khám Hồng Phúc có hơn 10 người đang làm việc, trong đó có 6 bác sĩ người Trung Quốc. Nhân viên Cao Thị Kim Phụng người trực tiếp làm cho chị T., không xuất trình được bằng cấp chuyên môn; không có tên trong danh sách nhân sự khám chữa bệnh mà phòng khám đăng ký với Sở Y tế.
Nhức nhối với kịch bản, chiêu trò moi tiền của các phòng khám Trung Quốc
Không bệnh thành có bệnh, bệnh nhẹ thành bệnh hiểm nghèo. Đó là sự thật về chiêu trò “vẽ bệnh, moi tiền” xảy ra liên tục tại một số phòng khám ở TP.HCM.
Từ tháng 1 đến tháng 4/2019, rất nhiều phản ánh của người bệnh về hàng loạt phòng khám Trung Quốc (PKTQ) vẽ bệnh moi tiền. Trong đó có phòng khám đa khoa Khang Thái (Q.10) và Đại Đông (Q.Tân Bình). Đây là hai phòng khám bị Sở Y tế TP.HCM tước giấy phép và tạm đình chỉ hoạt động do sai phạm.
Cụ thể, chị T.T. (25 tuổi, ngụ TP.HCM) tố cáo phòng khám Đại Đông đang bị tạm đình chỉ nhưng vẫn hoạt động. "Bệnh nhân đến phá thai bị lừa gây mê, may tử cung mất hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, khám phụ khoa do bị ít huyết trắng, phòng khám này dùng nước Natri pha với dung dịch sát khuẩn Povidine rồi bảo là thuốc, tính 1,8 triệu đồng/chai" - T. nói.
Phòng khám Khang Thái kê hóa đơn đến 40 triệu đồng khi bênh nhân đến cắt bao quy đầu. |
Đặc biệt là trường hợp chị N.T.N.D., có thai ngoài ý muốn, đến phòng khám phá thai, được bác sĩ đưa ra ba mức giá 1,8 triệu đồng, 3,8 triệu đồng và 8,8 triệu đồng. "Tôi chọn mức giá 3,8 triệu đồng nhưng khi đang phẫu thuật, bác sĩ nói phát hiện thêm u nang, phải cắt bỏ với giá 10,8 triệu đồng. Tôi nói không có tiền nhưng họ ép ký giấy nợ rồi trả sau, do đau quá nên tôi phải chấp nhận" - chị D. nói.
Ngoài lĩnh vực sản khoa, phòng khám này còn bị các nạn nhân tố cáo các bác sĩ vẽ bệnh nam khoa, từ một triệu chứng được kê thêm nhiều triệu chứng để moi tiền.
Anh M., đến phòng khám Khang Thái cắt bao quy đầu. Khi đang nằm trên bàn mổ, các bác sĩ ở đây lại nói phát hiện bị thêm bệnh cần đóng thêm tiền để mổ gấp. Mổ xong, họ tính đủ thứ chi phí và kê hóa đơn đến 40 triệu đồng, bắt anh M. viết giấy nợ mới cho về.
Phiên dịch khám bệnh, ra giá tại bàn khám
Tháng 4/2019, Phòng khám Đa khoa Khang Thái, TP.HCM đã bị tố vì có hành vi "vẽ bệnh", hù dọa bệnh nhân để moi tiền.
Sau khi làm 5 xét nghiệm với giá 900.000 đồng, bệnh nhân được kết luận tuyến tiền liệt bị vôi hóa, tràn dịch ngoài màng tinh. Tại bàn khám, bà Lưu Quí Chi (có nhiệm vụ phiên dịch) trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân.
Người phụ nữ này đã “vẽ” ra nhiều bệnh hiểm nghèo khiến bệnh nhân hoang mang. Điều đáng nói là bà Chi còn đưa ra giá tiền điều trị ngay thời điểm người bệnh đang nằm trên bàn khám với lời lẽ hù dọa.
Giữa tháng 4, Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND TP.HCM phạt phòng khám này trên 240 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 6 tháng.
Kịch bản chung của các phòng khám Trung Quốc, nhằm moi tiền bệnh nhân. |
Bệnh nhân "biến mất" sau phản ánh bị phòng khám Trung Quốc lừa
Theo Sở Y tế TP HCM, rất nhiều bệnh nhân phản ánh với Sở Y tế rằng đã bị bác sĩ các phòng khám Trung Quốc "vẽ bệnh" nghiêm trọng, thu tiền rất cao. Tuy nhiên khi thanh tra yêu cầu giải trình, phòng khám đã nộp "phiếu không khiếu nại" của bệnh nhân.
"Không biết phòng khám dàn xếp thỏa thuận thế nào để các bệnh nhân sau đó hầu hết không liên lạc được hoặc từ chối khiếu nại. Vì vậy thanh tra không thể thiết lập hành vi vi phạm để xử lý phòng khám", đại diện Sở Y tế nhìn nhận.
Đa số bệnh nhân tìm đến phòng khám Trung Quốc thường điều trị bệnh khó nói nên khi bị lừa gạt hầu như không dám tự thẩm định hay đứng ra tố cáo.
Tai tiếng, tại sao vẫn đắt khách?
Dù hành vi của những “bác sĩ” Trung Quốc hoạt động “chui” trong thời gian gần đây là không mới, hậu quả cũng đã bị phanh phui nhiều lần, nhưng vì lý do gì khiến những phòng khám loại này vẫn có bệnh nhân tìm đến?
Quá tải ở bệnh viện công
Trước thực tế quá tải tại các bệnh viện tuyến trên hiện nay, thì việc người bệnh tìm đến những PKTQ là dễ hiểu. Chưa nói đến chi phí, chỉ riêng việc người bệnh luôn được săn đón, đội ngũ tư vấn lúc nào cũng tỏ ra nhiệt tình đã khiến những nơi này trở lên thu hút.
Ngay từ khi bước vào, bệnh nhân đã được các nhân viên lễ tân hỏi han, chăm sóc tỉ mỉ. Điều này đã tạo được thiện cảm với nhiều người, khác hẳn so với các bệnh viện công.
Sự quá tải của bệnh viện công đã khiến người dân tìm đến các phòng khám bên ngoài. |
Quảng cáo rầm rộ
Hiện nay, hình thức quảng cáo của các phòng khám này được đầu tư rất chuyên nghiệp. Thay cho những tờ rơi, in quảng cáo tại những tạp chí ít tên tuổi trước kia là những câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm, bài thuốc… được lồng ghép khéo léo trong các bài viết in dưới dạng những cuốn cẩm nang, tạp chí. Giá trị thông tin từ đó cũng tăng theo trong mắt nhiều người.
Không chỉ dừng lại ở việc phát các tờ rơi, cẩm nang có in nội dung chữa bệnh, những phòng khám này còn thực hiện nhiều đoạn phim công phu, và tiến hành quảng cáo liên tục trên các đài truyền hình như: Long An, Tây Ninh, Vũng Tàu, Bình Phước…
Những hình thức trên, cộng với các thông tin về hiệu quả chữa bệnh, các loại thuốc luôn được thổi phồng, và cả các “chuyên gia y tế Trung Quốc được Bộ Y tế cấp phép”… đã đánh trúng tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” của nhiều người.
Thực tế, phần lớn bệnh nhân của các phòng khám này đến từ các tỉnh xa, các vùng ven thành phố lớn. Với lượng thông tin ít ỏi có được, những lời quảng cáo “có cánh” này ngay lập tức trở thành chiếc phao cứu sinh trong con mắt của nhiều bệnh nhân.
Thực tế trong nhiều năm qua, dù bị cơ quan chức năng năm lần bảy lượt xử phạt, tước giấy phép, các PKTQ vẫn thay tên đổi họ để hoạt động. Sau mỗi lần "lột xác", các PKTQ trở nên "chuyên nghiệp" hơn, đáng sợ hơn về khả năng lôi kéo, "chặt chém" người bệnh.
Xả thải ra môi trường, phòng khám có bác sĩ Trung Quốc bị phạt 150 triệu đồng
Trước đó, cơ sở khám bệnh này đã nhiều lần bị chính quyền địa phương xử lý vì có hành vi "chặt chém", sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.