Việt Nam có 4 trường đại học lot top trường có tầm ảnh hưởng

So với hai năm trước, số lượng trường Việt Nam tham gia nhiều hơn nhưng thứ hạng bị giảm.

Mới đây Times Higher Education (THE) đã công bố bảng xếp hạng Impact Rankings đánh giá tầm ảnh hưởng và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống.

Bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2021 có 1.115 đại học đến từ 94 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Top 3 gồm Đại học Manchester (Vương quốc Anh), Đại học Sydney và RMIT (Australia). Trường châu Á có thứ hạng cao nhất là Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, vị trí 23. Ngoài ra, Thái Lan còn có 24 trường khác góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Theo thống kê, Nga là quốc gia có nhiều đại diện nhất trong xếp hạng với 75 trường, xếp thứ 2 là Nhật Bản với 73 trường. Châu Á có một đại học được đánh giá cao là Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), đứng thứ 23.

Việt Nam có 4 trường lọt top này bao gồm  Đại học Quốc gia Hà Nội và Tôn Đức Thắng,  Đại học Bách khoa Hà Nội và Phenikaa. 

Thứ hạng của các đại học Việt Nam lần lượt là: Đại học Tôn Đức Thắng (hạng 401-600), Đại học Quốc gia Hà Nội (hạng 401-600), Đại học Bách khoa Hà Nội (hạng 601-800), Đại học Phenikaa (hạng 801-1.000).

  Các trường Việt Nam trong bảng xếp hạng THE Impact Ranking (số trong ô màu là số hiệu SDG, số trong ô trắng là điểm của SDG tương ứng, số cuối cùng mỗi hàng là điểm đánh giá xếp hạng). Ảnh chụp màn hình.

Các trường Việt Nam trong bảng xếp hạng THE Impact Ranking (số trong ô màu là số hiệu SDG, số trong ô trắng là điểm của SDG tương ứng, số cuối cùng mỗi hàng là điểm đánh giá xếp hạng). Ảnh chụp màn hình.

Năm ngoái, Đại học Bách khoa Hà Nội và Tôn Đức Thắng được xếp trong nhóm 301-400. Năm 2019, chỉ có Đại học Tôn Đức Thắng tham gia và ở trong nhóm 101-200.

17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) bao gồm: Xóa nghèo (1); xóa đói (2); sức khỏe và cuộc sống tốt (3); giáo dục có chất lượng (4); bình đẳng giới (5); nước sạch và vệ sinh môi trường (6); năng lượng sạch và giá cả hợp lý (7); tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững (8); công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (9); giảm bất bình đẳng (10); thành phố và cộng đồng bền vững (11); tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm (12); bảo vệ khí hậu (13); tài nguyên và môi trường nước (14); tài nguyên và môi trường trên đất liền (15); hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh (16); hợp tác vì các mục tiêu phát triển (17).

Điểm đánh giá xếp hạng cuối cùng của một cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng là điểm trung bình của SDG 17 - hợp tác vì các mục tiêu phát triển (chiếm 22% tổng số điểm) với ba điểm cao nhất trong số 16 SDG còn lại (mỗi SDG có trọng số 26%).

Đối với mỗi SDG, các chỉ số đi kèm được phân tích và sử dụng trong bảng xếp hạng dựa trên 3 yếu tố nghiên cứu (tìm kiếm các giải pháp và kiến thức mới); quản lý (kiểm soát lượng sử dụng và bền vững) và tương tác cộng đồng (thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động gắn với cộng đồng và xã hội).

Thanh Mai

Những điểm mới cần lưu ý trong trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2021

Những điểm mới cần lưu ý trong trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2021

Học sinh sẽ bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển cùng với đăng ký thi tốt nghiệp THPT, tức từ 27/4.