Vụ 3 chị em ruột tử vong do vi khuẩn Whitmore: Chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục về việc lây truyền từ người sang người

Vẫn chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về việc lây truyền bệnh giữa người với người hoặc lây truyền bệnh từ động vật sang người qua đường không khí.

Căn bệnh có tên Whitmore (tên gọi khác là bệnh melioidosis) mà cộng đồng thắc mắc và hoang mang thời gian qua là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Đây là căn bênh không phải mới và hiếm gặp mà bị "bỏ quên". Bệnh này đã được ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

Vi khuẩn Whitmore sống rất dai, có thể sống nhiều năm liền trong môi trường đất và nước đã bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể qua vùng da trầy xước. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "ăn thịt người".  

Bệnh này không lây từ người sang người và cũng không dễ bị nếu vệ sinh sạch sẽ, gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, thường xuất hiện ở nơi khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Triệu chứng bệnh

  Nhiễm trùng rải rác: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau.

Nhiễm trùng rải rácVết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau.

Triệu chứng bệnh có thể cấp tính gồm sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người.

Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40 - 60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.

Nhiễm trùng máu: Các triệu chứng bao gồm sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, mất phương hướng, vết loét có mủ trên da.

Nhiễm trùng phổi: Các triệu chứng bao gồm ho (có đờm hoặc không), đau ngực khi thở, sốt cao, đau đầu và đau cơ, sụt cân.

Nhiễm trùng khu trú: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.

Sốt, loét hoặc áp xe trên, hoặc ngay bên dưới da - có thể bắt đầu như những nốt u cục cứng chắc màu xám hoặc trắng, trở nên mềm và viêm; sau đó trông giống như vết thương do vi khuẩn ăn thịt gây ra.

Nhiễm trùng rải rác: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).

Bệnh có biểu hiện ở vị trí khác nhau và có các triệu chứng khác nhau nên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác như quai bị, áp xe, viêm tấy...

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mãn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... nên cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán sớm.

Cách phòng ngừa và điều trị

  Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm.

Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai khuyến cáo, những năm gần đây, số ca bệnh whitmore được báo cáo không ngừng tăng, cao điểm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7-11. Đang giai đoạn nhạy cảm nên bác sĩ điều trị phải nghĩ đến bệnh này để làm xét nghiệm xác định và điều trị đúng kháng sinh. Bệnh có nguy cơ tái phát nên cần điều trị lâu dài và dứt điểm.  

Hiện tại chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh Whitmore. Khi nhiễm bệnh chỉ có thể điều trị qua hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Tối thiểu 10 đến 14 ngày dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch (IV). Điều trị bằng kháng sinh này có thể kéo dài tới tám tuần.

Giai đoạn 2: Là 3 đến 6 tháng của một trong hai kháng sinh đường uống.

Đặc biệt, vi khuẩn này có khả năng kháng lại nhiều thuốc kháng sinh. Do đó, nếu mắc bệnh việc điều trị sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Thường phải mất nhiều thời gian và dùng kháng sinh liều cao mới có hiệu quả.

Vụ 3 chị em ruột tử vong do vi khuẩn Whitmore: Chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục về việc lây truyền từ người sang người

Theo các chuyên gia y tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về việc lây truyền bệnh giữa người với người hoặc lây truyền bệnh từ động vật sang người qua đường không khí. Vì vậy, bệnh thường xảy ra lác đác, lẻ tẻ, không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch lớn.

Tuy nhiên, bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei. Hoặc lây truyền qua việc tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê...

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Sóc Sơn (Hà Nội), gia đình anh T.V.C. (32 tuổi) và chị T.T.N.Q. (26 tuổi) mất đi ba con trong 8 tháng. Trong đó, bé T.Q.T. (7 tuổi) qua đời tại Bệnh viện Xanh Pôn. Tuy nhiên, do không được xét nghiệm nên chưa thể khẳng định bé T. có cùng nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh Whimore hay không.

Bé trai T.C.V. (5 tuổi) có biểu hiện sốt cao 38,5 độ C, kèm đau bụng vào ngày 27/10 nhưng không được điều trị. Đến 5h sáng ngày 28/10, bé V. được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám và điều trị. 21h ngày 31/10 do tình trạng quá nặng, bé không thể qua khỏi với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh nhi được lấy mẫu máu xét nghiệm ngày 30/10/2019. Đến 1/11 kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderiapseudomallei (vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore).

Bé T.Q.H. mới 18 tháng tuổi, là con út của anh C. và chị Q. Ngày 10/11, bé H. cũng có biểu hiện sốt cao 38,5 độ C. Đến 9h sáng ngày 11/11, bé được gia đình đưa tới Trung tâm Y tế xã Bắc Sơn, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, rồi Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé thiệt mạng do nhiễm vi khuẩn Whitmore. Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trong suốt 30 năm hành nghề y, đây là lần đầu tiên ông gặp hai ca bệnh Whitmore liên tiếp trong cùng một gia đình.

Hiện tại, chuyên gia Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã về địa phương, huyện Sóc Sơn, để điều tra dịch tễ. Gia đình được nhân viên y tế hướng dẫn thực hiện ăn chín, uống sôi và sử dụng nước máy.

btl

Tiến sĩ 10 năm nghiên cứu vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Tiến sĩ 10 năm nghiên cứu vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Năm 2010, với tấm bằng tiến sĩ trong tay, Nguyễn Thành Trung quay trở về Việt Nam với mong muốn theo đuổi các nghiên cứu về Whitmore.