12 sáng chế Việt Nam chinh phục Ban giám khảo KIWIE 2024

Với tính sáng tạo và hàm lượng khoa học cao, 12 sáng chế của các nhà khoa học nữ Việt Nam đã vinh dự đạt 13 giải thưởng tại KIWIE 2024.

Từ ngày 20 đến 22/6, tại Trung tâm Triển lãm Kintex, Hàn Quốc, đã diễn ra Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của Phụ nữ 2024 (KIWIE 2024). Đây là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho các nhà sáng chế nữ trên toàn thế giới, thu hút gần 20 quốc gia tham dự với hơn 400 sáng chế và công nghệ được giới thiệu.

Tại triển lãm, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (COSTAS) thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam đã lựa chọn và hỗ trợ 12 sáng chế của 08 nhà khoa học nữ và nhóm nghiên cứu tham gia giới thiệu, trưng bày và dự thi. 

Gian trưng bày của đoàn Việt Nam tại Triển lãm Kiwie 2024
Gian trưng bày của đoàn Việt Nam tại Triển lãm Kiwie 2024

Với tính sáng tạo và hàm lượng khoa học cao, 12 sáng chế của các nhà khoa học nữ Việt Nam được Ban giám khảo đánh giá cao và vinh dự đạt 13 giải thưởng tại KIWIE 2024. Trong đó có 1 giải lớn thứ nhì (Semi- Grand Prize), 1 giải đặc biệt,  4 Huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 2 huy chương đồng.

Đặc biệt, sáng chế "Cảm biến khí Hidro sunphua, phương pháp nhận biết và phương pháp chế tạo" của TS. Phan Thị Lan và nhóm nghiên cứu đã xuất sắc đoạt giải Semi Grand Prize - giải thưởng lớn thứ hai của KIWIE 2024. Đây là một thành tích vô cùng ấn tượng, khẳng định giá trị khoa học và tiềm năng ứng dụng to lớn của sáng chế trong lĩnh vực môi trường.

TS. Phan Thị Lan (bên phải), Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) nhận Giải Semi-Grand Prize tại Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của Phụ nữ 2024 (KIWIE 2024)
TS. Phan Thị Lan (bên phải), Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) nhận Giải Semi-Grand Prize tại Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của Phụ nữ 2024 (KIWIE 2024)
Bằng chứng nhận Giải Semi-Grand Prize tại KIWIE 2024
Bằng chứng nhận Giải Semi-Grand Prize tại KIWIE 2024
TS. Phan Thị Lan cùng nhóm nghiên cứu cũng giành được Huy chương vàng với sáng chế số 10-2302790 do Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc cấp ngày 7/9/2018 về “phương pháp nhận biết cử động và thiết bị điện tử tương ứng điện tử”
TS. Phan Thị Lan cùng nhóm nghiên cứu cũng giành được Huy chương vàng với sáng chế số 10-2302790 do Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc cấp ngày 7/9/2018 về “phương pháp nhận biết cử động và thiết bị điện tử tương ứng điện tử”

Bên cạnh đó, nhiều sáng chế của các nhà khoa học nữ Việt Nam cũng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại KIWIE 2024 như:

Sáng chế "Phương pháp vi bao Curcumin bằng Fucoidan được chiết tách từ rong nâu (Laminaria japonica Aresch) và Saponin từ củ tam thất bắc (Panax notogingseng (Burk.) F. H. Chen) và hệ nano (Fucoidan-Gingseng-Curcumin) thu được theo phương pháp này" của PGS.TS.NCVCC. Hà Phương Thư và nhóm nghiên cứu đã đoạt Huy chương Vàng.

Sáng chế "Quy trình xử lý nước thải chứa 2,4,6 Trinitrotaluen (TNT) bằng vật liệu nội điện phân lưỡng kim chứa FE và CU kích thước Nano" của PGS.TS. Lê Thị Mai Hương và nhóm nghiên cứu giành được Huy chương Vàng.

Sáng chế "Chủng nấm Talaromyces sp.DC1 thuần khiết về mặt Sinh học" của ThS. Trần Hương Giang và nhóm nghiên cứu đã đoạt Huy chương Vàng và giải đặc biệt của Hội sáng chế Ba Lan.

Đại diện nhóm nghiên cứu nhận Giải Đặc biệt của Hội sáng chế và Hợp lý hoá của Ba Lan và Huy chương vàng KIWIE 2024
Đại diện nhóm nghiên cứu nhận Giải Đặc biệt của Hội sáng chế và Hợp lý hoá của Ba Lan và Huy chương vàng KIWIE 2024

Sáng chế "Quá trình sản xuất hệ dung môi sinh học gốc sử dụng chất xúc tác dị thể và hệ dung môi sinh học gốc thu được bằng quy trình này" của GS.TS. Vũ Thị Thu Hà và nhóm nghiên cứu đã đoạt 2 Huy chương Bạc.

Các sáng chế, giải pháp hữu ích giành Huy chương Bạc khác gồm: Giải pháp hữu ích "Quy trình sản xuất Nano Chitosan mang tinh dầu Nghệ Nano Cucurmin" của TS. Nguyễn Thị Ngoan và nhóm nghiên cứu; Sáng chế "Phương pháp sản xuất nano cao định chuẩn Ba kích tím (Morinda officinalis How) và hệ Nano cao định chuẩn Ba kích tím thu được theo phương pháp này" của PGS.TS.NCVCC. Hà Phương Thư và nhóm nghiên cứu; Giải pháp hữu ích "Quy trình sản xuất nội điện lưỡng kim chứa FE và CU kích thước hạt Nano và vật liệu nội điện phân được sản xuất bằng quy trình này" của PGS.TS. Lê Thị Mai Hương và nhóm nghiên cứu; 

Giải pháp hữu ích "Quy trình sản xuất chế phẩm tẩy rửa chứa Saponin từ bồ hòn" của PGS.TS. Đặng Thị Thanh Lê và Công trình "Giải Pháp Công nghệ Sản xuất Mật ong Thảo dược Di động và Thông minh" của PGS.TS. Nguyễn Minh Tân đã giành được Huy chương Đồng tại Triển lãm.

Các nhà khoa học Việt Nam gặt hái được nhiều giải thưởng tại Triển lãm Kiwie 2024
Các nhà khoa học Việt Nam gặt hái được nhiều giải thưởng tại Triển lãm Kiwie 2024
Thành công của các nhà khoa học nữ Việt Nam tại KIWIE 2024 là niềm tự hào to lớn của cộng đồng nữ trí thức Việt Nam và là động lực để các thế hệ nữ khoa học tiếp tục nghiên cứu, cống hiến và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Thành công của các nhà khoa học nữ Việt Nam tại KIWIE 2024 là niềm tự hào to lớn của cộng đồng nữ trí thức Việt Nam và là động lực để các thế hệ nữ khoa học tiếp tục nghiên cứu, cống hiến và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Bên cạnh các giải thưởng danh giá, các nhà khoa học nữ Việt Nam còn có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối với các nhà khoa học nữ đến từ các quốc gia khác. Đây là những kinh nghiệm quý giá giúp các chị cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và tìm kiếm thêm nhiều cơ hội hợp tác, thương mại hóa kết quản nghiên cứu trong tương lai.

Diệu Thuần

Vai trò của Sở hữu trí tuệ với hoạt động đổi mới sáng tạo

Vai trò của Sở hữu trí tuệ với hoạt động đổi mới sáng tạo

Sở hữu trí tuệ tạo ra hành lang pháp lý bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ, khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo của nữ trí thức