Đóng góp của Hội Nữ trí thức Việt Nam vào việc tạo lập và bảo vệ sở hữu trí tuệ

Ngay từ khi thành lập, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã quan tâm đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Được thành lập theo Quyết định số 176/QĐ-BNV ngày 25/02/2011 của Bộ Nội vụ, sự ra đời của Hội Nữ trí thức Việt Nam nhằm tập hợp, đoàn kết phụ nữ trí thức, phát huy tài năng, trí tuệ của nữ trí thức vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Với hơn 5000 hội viên là các nữ trí thức công tác ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có các nhà khoa học nữ có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học, Hội Nữ trí thức Việt Nam xác định bảo vệ sở hữu trí tuệ là một trong những nhiệm vụ cần quan tâm để bảo vệ quyền lợi của hội viên.

Tại Việt Nam những năm qua nữ trí thức Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. 
Tại Việt Nam những năm qua nữ trí thức Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. 

 Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ vẫn thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam những năm qua nữ trí thức Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. Rất nhiều đề tài ở các lĩnh vực khác nhau do nữ trí thức chủ trì ở quy mô quốc gia, cấp bộ, ngành và cấp tỉnh, thành phố được triển khai thực hiện đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững đất nước.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong những năm gần đây luôn đứng đầu về số bằng sáng chế và giải pháp hữu ích và chiếm tỉ lệ lớn ở Việt Nam, có khoảng 40 - 50 sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp bằng hàng năm. Viện này có đội ngũ nữ khoa học đông đảo. Nhiều sản phẩm của các chị có giá trị thương mại hóa cao nhưng phần bảo hộ trí tuệ còn đang gặp những khó khăn nhất định, trong đó có những thách thức từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó còn có thách thức từ rào cản chính sách trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Việc thiếu các quy định cụ thể, rõ ràng trong việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ (như định giá kết quả nghiên cứu, trách nhiệm, thẩm quyền thương mại hóa kết quả nghiên cứu, giao quyền đối với tài sản là kết quả nghiên cứu…) đã dẫn đến vướng mắc trong quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Điều này còn cản trở hoạt động của các tổ chức trung gian làm cầu nối cho chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ…

Hội Nữ trí thức Việt Nam coi bảo vệ sở hữu trí tuệ là một trong những điểm mấu chốt  bảo vệ quyền lợi của Hội viên  (Trong ảnh: GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức phát biểu tại Cuộc gặp mặt Nữ trí thức tiêu biểu của Chính phủ)
Hội Nữ trí thức Việt Nam coi bảo vệ sở hữu trí tuệ là một trong những điểm mấu chốt  bảo vệ quyền lợi của Hội viên  (Trong ảnh: GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức phát biểu tại Cuộc gặp mặt Nữ trí thức tiêu biểu của Chính phủ)

Nói về vai trò của sở hữu trí tuệ, GS.TS. Lê Mai Hương, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, khẳng định, sở hữu trí tuệ vô cùng quan trọng, nhất là trong nền kinh tế hiện nay và hội nhập quốc tế. Nếu không quan tâm đến sở hữu trí tuệ thì những sáng chế, giải pháp hữu ích sẽ chỉ là trên giấy, không phát triển được sản phẩm mới. Và khi đã đăng ký sở hữu trí tuệ, có bản quyền thì cần phải thương mại hóa những kết quả nghiên cứu đó để góp phần phát triển kinh tế và phục vụ cộng đồng.

Quan tâm đến sở hữu trí tuệ và coi đây là một trong những điểm mấu chốt  bảo vệ quyền lợi của Hội viên, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã chỉ đạo các Hội thành viên và tổ chức thành viên đặc biệt quan tâm vấn đề này; lồng ghép việc tuyên truyền bảo vệ sở hữu trí tuệ trong các cuộc Hội thảo, Tọa đàm tại cơ sở. Hội chỉ đạo Tạp chỉ Phụ nữ Mới, cơ quan ngôn luận của Hội xâ dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền việc bảo vệ sở hữu trí tuệ; cập nhật các thông tin mới những bài học kinh nghiệm liên quan đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Bà Lê Thị Khánh Vân iám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp COSTAS phát biểu tại lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ
Bà Lê Thị Khánh Vân iám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp COSTAS phát biểu tại lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ

Thực hiện chỉ đạo của Hội Nữ trí thức Việt Nam, Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp COSTAS- đơn vị trực thuộc Hội Nữ Trí Thức Việt Nam từ nhiều năm này đã triển khai cung cấp kiến thức về sở hữu trí tuệ, giúp đỡ nhiều hội viên là các nhà khoa học trẻ bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình và từng bước thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ra thị trường.

“Nếu nghiên cứu khoa học thành công nhưng chỉ dừng lại trong phòng nghiên cứu thì đó là lãng phí lớn về tài nguyên trí tuệ. Còn sản phẩm phục vụ đời sống mà thiếu hàm lượng tri thức khoa học thì sản phẩm không đủ chất lượng, không mới mẻ”- bà Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp COSTAS chia sẻ.

Theo bà Vân, từ khi thành lập đến nay, COSTAS đã tổ chức và tham gia - 11 triển lãm KH&CN trong nước và 5 triển lãm nước ngoài; 25 Hội thảo giới thiệu các sản phẩm KH&CN; Tổ chức 11 lớp đào tạo; Tham gia 2 Hội thảo quốc tế; Giúp cho 8 sáng chế của các nữ khoa học được nhận 10 giải quốc tế… Các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ do COSTAS phối hợp với các đơn vị tổ chức đã giúp các nhà khoa học ý thức hơn vai trò của sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu của mình. Đồng thời cung cấp các kiến thức mới, hướng dẫn, kết nối các nhà khoa học trẻ trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Chuyên gia nước ngoài chia sẻ kiến thức về bảo vệ sở hữu trí tuệ tại một lớp tập huấn
Chuyên gia nước ngoài chia sẻ kiến thức về bảo vệ sở hữu trí tuệ tại một lớp tập huấn

Tham gia vào việc bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ vỡ ra nhiều vướng mắc mà các tổ chức, cá nhân làm khoa học phải đối mặt và vượt qua. Đơn cử như việc đăng ký sơ hữu trí tuệ phải qua nhiều khâu thẩm định và còn phải đầu tư công sức, trí tuệ, tiền bạc, biến thành sản phẩm cụ thể thì mới có nhà đầu tư đứng ra mua lại, sản phẩm mới có giá trị gia tăng…

Các học viên tại một lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ
Các học viên tại một lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ

Vì thế các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ là rất cần thiết trong giai đoạn này, để cung cấp thông tin cho các các nữ khoa học trẻ. Đây cũng là nội dung được Hội Nữ trí thức Việt Nam quan tâm trong kế hoạch hoạt động hàng năm của mình để chỉ đạo các Hội thành viên, các chi hội, các tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện.

P.V

Lịch sử của quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới

Lịch sử của quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới

Sở hữu trí tuệ là một khái niệm được hình thành muộn hơn nhiều so với khái niệm quyền sở hữu tài sản trên thế giới.