2 thời điểm trong cuộc đời chị em dễ bị nám
Nám da xuất hiện do sự gia tăng sản xuất melanin trong da, gây ra các mảng sắc tố màu nâu trên lớp biểu bì da. Nám da không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khiến chị em mất tự tin khi giao tiếp.
Theo BSCKII da liễu Nguyễn Phương Thảo (làm việc tại TP.HCM), mang thai và sinh con là những thời điểm phụ nữ dễ bị nám da nhất. Ngoài vùng da mặt, một số bộ phận khác như nách, đùi, núm vú... cũng trở nên tối màu hơn khi mang thai.
Bác sĩ Thảo chia sẻ, lý do phụ nữ thường bị nám da khi mang thai và sinh con là bởi sự thay đổi nội tiết tố. Trong thời kỳ này, cơ thể chị em bị tăng cao nồng độ estrogen và progesterone, dẫn đến kích thích quá trình tổng hợp melanin gây ra tình trạng nám.
Phụ nữ có làn da tối màu thường dễ bị nám hơn phụ nữ có da sáng màu. Bên cạnh đó, một số yếu tố trong thời kỳ mang thai như lo lắng, mệt mỏi, mất ngủ... cũng tác động làm nám trầm trọng hơn. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố di truyền trong gia đình.
Làm sao để phòng ngừa tình trạng nám da?
Nám da là tình trạng khó xử lý triệt để và cũng rất dễ tái phát. Do đó việc phòng tránh nám da từ sớm là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa nám da:
1. Hãy duy trì một chế độ làm sạch da định kỳ, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng và không gây kích ứng.
2. Tránh ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UVB gây nguy cơ tác động lên da. Khi phải ra ngoài, hãy đội mũ rộng vành và đủ dài, áo khoác hoặc áo dài để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng.
Ngoài mang áo chống nắng, đội mũ rộng vành… thì khi đi ra ngoài chị em cũng cần sử dụng kem chống nắng phổ rộng vừa giúp chống được tia UVA, UVB, vừa chống được ánh sáng xanh và các loại ánh sáng khả kiến khác. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng kem chống nắng vật lý dành riêng cho phụ nữ mang thai.
3. Hạn chế uống các loại thuốc điều trị khiến da tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ngưng sử dụng các loại kem làm trắng gây bào mòn, lột tẩy da.
4. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ các loại thức phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau xanh, các loại hạt và các thực phẩm giàu omega-3 có thể giúp bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do và làm giảm nguy cơ nám da.
5. Điều chỉnh sản phẩm làm đẹp. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa các hoạt chất như axit salicylic, glycolic, hay retinoid... bạn hãy thảo luận với bác sĩ da liễu về cách điều chỉnh chế độ làm đẹp trong thời kỳ mang thai.
6. Giảm căng thẳng và tăng cường giấc ngủ. Căng thẳng và thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng da không đều màu và nám da. Do đó việc duy trì tâm trạng thoải mái và ngủ đủ giấc có thể hỗ trợ phòng chống nám da.
Lưu ý: Một số thành phần trong các sản phẩm chống nám da có thể không an toàn cho thai nhi. Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các sản phẩm đã được bác sĩ da liễu khuyến nghị và đảm bảo rằng chúng không gây nguy hại cho thai kỳ.
Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không gây kích ứng cho da. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần có thể gây kích ứng hoặc có nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Lưu ý rằng, mỗi người có làn da khác nhau, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để lựa chọn cách phòng chống nám da phù hợp nhất với tình trạng da và nhu cầu cá nhân.
5 lưu ý khi sử dụng vitamin C để giúp ngừa nám da
Dưới đây là 5 lưu ý giúp serum vitamin C hoạt động hiệu quả mà bạn nên lưu tâm.