Khoảnh khắc biết mình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, Xiaoyu (tên nhân vật đã được thay đổi) cảm thấy như bầu trời sụp đổ. Anh kể lại, câu đầu tiên anh thốt lên khi nhận chẩn đoán từ bác sĩ là: “Tôi còn trẻ khỏe như vậy làm sao có thể mắc bệnh ung thư được, chắc chắn bác sĩ đã nhầm lẫn".
Xiaoyu mới vừa bước sang tuổi 28, là một chàng trai cao lớn, tuy cơ thể thừa cân nhưng khuôn mặt hài hòa và từ đầu đến chân đều dùng hàng hiệu. Bởi gia đình Xiaoyu rất giàu có, đặc biệt anh lại là con một trong nhà và cháu đích tôn của cả dòng họ.
Các dấu hiệu ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn, xem nhẹ (Ảnh minh họa) |
Theo lời anh kể lại, trước khi biết bệnh chừng nửa tháng, Xiaoyu bắt đầu phát hiện vài bất thường. Ví dụ như hay bị tiêu chảy, đau bụng sau khi ăn no xong. Phân của anh dần đổi sang màu đen, thỉnh thoảng còn dính máu. Tuy nhiên, Xiaoyu cho rằng mình bị rối loạn tiêu hóa thông thường hoặc bệnh trĩ. “Lúc đó, tôi nghĩ rằng thời đại này 10 người thì 9 người bệnh trĩ, tôi lại không thích ăn rau nên đôi khi bị như vậy là khó tránh. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống một chút là ổn”.
Tuy nhiên, dù sau đó Xiaoyu bắt đầu ăn rau củ quả nhiều hơn thì tình hình vẫn không khá lên. Ngược lại, phân của anh càng ngày càng nhiều máu, xì hơi rất nhiều và mùi rất kinh khủng, tần suất đau bụng cũng tăng dần lên. Mặc dù đã bắt đầu lo lắng nhưng Xiaoyu vẫn cho rằng mình chỉ bị bệnh trĩ, xấu hổ không muốn thăm khám. Tuy nhiên, bố mẹ anh biết chuyện liền ngay lập tức đưa con trai tới Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang (Chiết Giang, Trung Quốc).
Nhóm hội chẩn của bác sĩ Chen Guiping đang phân tích ca bệnh của Xiaoyu (Ảnh bệnh viện cung cấp) |
Bác sĩ Chen Guiping - Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa của bệnh viện là người trực tiếp thăm khám cho Xiaoyu. Kết quả chỉ ra Xiaoyu đã mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Thậm chí bệnh đã tiến triển sang giai đoạn 3 (gần giai đoạn cuối - giai đoạn 4). Theo lời ông, lúc đó khối u đã phát triển qua các lớp ngoài cùng của trực tràng và xuyên qua phúc mạc, bắt đầu xâm lấn các cơ quan xung quanh và hạch bạch huyết gần đó. Nghe kết quả chẩn đoán xong bệnh nhân trở nên mất bình tĩnh sau đó ôm mặt khóc nức nở, còn mẹ bệnh nhân thì ngất xỉu.
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng cần lưu ý
- Thay đổi thói quen đại tiện: tiêu chảy, táo bón thường xuyên hoặc xen kẽ cả hai. Tăng tần suất phân, đại tiện thường xuyên.
- Phân bất thường: phân loãng, dính, có màu lạ hoặc dính máu.
- Chán ăn, đầy bụng: ăn rất nhanh no, cảm thấy chán ăn, hay đầy bụng.
- Đau bụng: đau âm ỉ, đau co thắt theo cơn ngày càng dữ dội, đau nhiều hơn mỗi khi ăn no hay buồn vệ sinh.
- Xì hơi nhiều hơn, mùi hôi tanh bất thường.
- Hay chóng mặt, đau đầu, da xanh xao: do thiếu máu vì khối u phát triển.
- Mệt mỏi kết hợp với sụt cân nhanh.
- Có khối u, cục rắn ở vùng bụng, kích thước bụng tăng lên bất thường.
Món ăn “sang chảnh” gây ra bệnh ung thư trực tràng
Trưởng khoa Chen Guiping chia sẻ, ung thư đại trực tràng là một căn bệnh rất phổ biến ở Trung Quốc, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đang gia tăng nhanh hàng năm.
Theo cơ sở dữ liệu ung thư mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), số ca mắc ung thư đại trực tràng mới ở Trung Quốc đã tăng từ 388.000 ca năm 2015 lên 555.000 ca vào năm 2020, tăng nhanh với tốc độ hàng năm là 7,4%. Đặc biệt, ngày càng có nhiều thanh niên như Xiaoyu bị ung thư đại trực tràng “tấn công”. Nói cách khác là căn bệnh ung thư này đang trẻ hóa rất nhanh, một trong số các nguyên nhân chủ yếu là do thói xấu khi ăn uống. Đây cũng là nguồn gốc mang tới “căn bệnh chết người” này cho Xiaoyu ở tuổi 28.
Bản thân Xiaoyu chia sẻ, vì gia đình giàu có và được nuông chiều từ nhỏ nên thói quen ăn uống của anh cũng có chút “khác người”. Từ khi còn nhỏ, anh vốn đã rất mê các món thịt và ghét ăn rau. Người nhà có mời đầu bếp riêng tới chế biến các món rau củ cho bắt mắt, khác lạ nhưng anh vẫn nhất quyết không ăn. Khi bị ép ăn rau anh còn tuyệt thực đến mức ngất đi, kể từ đó về sau cả gia đình luôn chiều theo sở thích ăn uống của anh, không ai dám ép nữa.
Cứ như vậy, Xiaoyu lớn lên với thân hình to lớn, quá khổ mặc dù có huấn luyện viên thể hình riêng bởi ăn uống bừa bãi. Anh kể: "Những người khác ăn ba bữa một ngày, nhưng tôi ăn ít nhất 4 bữa một ngày. Tôi cũng thích ăn các món ăn vặt, đồ ăn nhanh trong bữa phụ”. Đặc biệt, anh chàng này cực kỳ mê thịt nướng. Một tuần có 7 ngày thì anh phải ăn ít nhất 6 bữa thịt nướng tại nhà hàng. Thực đơn yêu thích của anh là ăn thịt nướng tại nhà hàng vào buổi tối, tốt nhất là thịt đỏ nướng kiểu BBQ trực tiếp trên bếp than và uống cùng nước ngọt có ga dưới ánh đèn lung linh và âm nhạc sôi động.
|
Bác sĩ Chen Guiping giải thích, một số loại thực phẩm có thể kích thích đường ruột và dễ gây ra ung thư đường ruột. Phổ biến trong số đó là thịt đỏ, và thịt nướng. Trong khi Xiaoyu thì thích thịt đỏ nướng bếp than, anh ăn chúng quá nhiều trong thời gian dài, lại uống cùng nước ngọt có ga và thường chọn buổi tối, đêm muộn để dùng bữa thì ung thư đại trực tràng tìm đến là không hề khó hiểu.
Thịt nướng tuy là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sản sinh các chất độc gây ung thư. Tiêu biểu nhất là benzopyrene - chất này được WHO xếp vào nhóm chất nguy hiểm hàng đầu. Chỉ cần hấp thụ 1 nanogram benzopyrene cũng có thể làm thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA trong cơ thể con người. Nó không chỉ gây ra ung thư dạ dày, đại tràng… mà còn cả ung thư gan và ung thư phổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt nướng, thịt hun khói, giăm bông và thịt xúc xích là những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư, được xếp hàng ngang với hút thuốc lá. Chưa kể, khi nướng thịt, nhiệt độ cao làm thịt bị cháy khét, phần bị cháy khét đó chứa rất nhiều benzopyrene.
Đặc biệt, nếu nướng với than hoa, benzopyrene còn được tạo ra từ than hoa sau khi bị đốt, bay lơ lửng trong không khí, hòa trộn với khói dầu và rơi vào thực phẩm. Món ăn này còn chứa rất nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao và natri có hại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn 2 miếng thịt hun khói hoặc thịt nướng than hoa, nhất là thịt đỏ mỗi ngày làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng lên 21%.
Tương tự, đồ uống có ga rất giàu đường fructose gây hại, làm tăng khả năng viêm nhiễm và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Còn thịt đỏ được WHO xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A). Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ 76g thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 20% so với chỉ tiêu thụ khoảng 21g mỗi ngày.
Bởi những loại hóa chất có hại trong thịt đỏ (thịt bò, cừu, heo, trâu...) làm suy yếu hoạt động của tế bào và tăng nguy cơ ung thư. Chất haem là một sắc tố đỏ được tìm thấy tự nhiên trong thịt đỏ. Nó có thể làm suy yếu các tế bào, và khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư. Vì vậy, bác sĩ Chen Guiping khuyến cáo, tốt nhất là không nên ăn quá 70g thịt đỏ mỗi ngày dù thích đến đâu.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u đại trực tràng cho Xiaoyu (Ảnh bệnh viện cung cấp) |
Về phần Xiaoyu, anh đã tiến hành nhiều cuộc phẫu thuật, xạ trị và hóa trị khác nhau. Đồng thời thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục chăm chỉ. Anh nói: "Tôi đã từng quá cố chấp và phung phí sức khỏe của mình. Lần này tôi mắc bệnh và phải trả giá cho sự buông thả của mình, nhưng cái giá phải trả quá đắt”.
Nguồn và ảnh: QQ, Asia One, Sunday More
Việt Nam hiện có 32.900 người bệnh đang sống chung với ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng đang nằm trong số 5 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nước ta. Năm 2018, Việt Nam có gần 165.000 ca ung thư mới mắc,