Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là một trong những nhạc sĩ trẻ của Việt Nam được các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đức mua tác quyền ca khúc để chuyển ngữ. Trung Quốc liên hệ mua tác quyền, chuyển ngữ 4 bản hit đình đám của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung gồm: Vầng trăng khóc, Chiếc khăn gió ấm, Bay giữa ngân hà và Đêm trăng tình yêu.
"Phía mua tác quyền cho biết họ có lên kênh YouTube của Chung, thấy nhiều ca khúc có giai điệu phù hợp, nên muốn mua tác quyền, chuyển ngữ để cho nghệ sĩ Trung Quốc biểu diễn, phát hành sản phẩm... Theo thỏa thuận, sắp tới phía Trung Quốc sẽ tiếp tục chọn thêm các ca khúc khác của Chung để chuyển ngữ" - nhạc sĩ nói, "đây là niềm hạnh phúc của bất kỳ nhạc sĩ nào, bởi ai cũng mong muốn những sáng tác của mình ngày càng được nhiều khán giả nghe, kể cả khán giả ngoài nước".
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. |
"Một bài hát hay cần có giai điệu hay, nội dung, ca từ ấn tượng, thời điểm ra mắt, giọng hát thể hiện, hòa âm phối khí và cả sự may mắn. Tuy nhiên, ấn tượng đầu tiên "đập" vào tai người nghe là giai điệu và chiếm phần lớn phần trăm thành công của bài hát đó. Khi sáng tác, tôi dành nhiều thời gian sáng tác giai điệu trước.
Tất nhiên khi viết giai điệu, tôi đã định hình nội dung trong bài hát là gì, câu chủ đạo và viết giai điệu theo cảm xúc, dựa trên nội dung ý tưởng trước, sau đó hoàn thành ca từ.
Khi nghe nhạc Hoa cũng vậy, mình nghe giai điệu mình thích trước chứ chưa hiểu nội dung. Sau đó, mình tìm hiểu nội dung và càng tâm đắc với bài hát đó. Người nước ngoài nghe nhạc Việt cũng vậy" - nam nhạc sĩ chia sẻ.
Về phương thức hợp tác, Nguyễn Văn Chung chọn phương án chia tỉ lệ phần trăm lợi nhuận từ việc biểu diễn, phát hành ca khúc của anh tại thị trường Trung Quốc.
Nguyễn Văn Chung, nhiều người sẽ nhớ đến các bản hit gắn liền với tên tuổi của các ca sĩ nổi tiếng như Vầng trăng khóc (Nhật Tinh Anh, Khánh Ngọc), Mộng thủy tinh (Khánh Ngọc), Con đường mưa (Cao Thái Sơn), Ngôi nhà hoa hồng (Quang Vinh, Bảo Thy), Nhật ký của mẹ (Hiền Thục)...
Nguồn cung khan hiếm, giá cao su tăng mạnh
Giá cao su hôm nay 26/11 giảm mạnh tại Nhật Bản, tăng trên sàn Trung Quốc. Ấn Độ tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam.