Bản nhạc kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 10 nhưng không bao giờ được chơi trong lễ kỷ niệm

Dimitri Shostankovich viết Festive Overture A Major, Opt. 96 để trình diễn vào lễ kỷ niệm 30 năm ngày Cách mạng tháng 10 Nga (1917-1947).

Nhưng bản nhạc đã không bao giờ vang lên vào ngày đó.

Dimitri Shostakovich (1905-1975) là một gương mặt gây tranh cãi ở Liên Xô. Người ta đánh giá ông hầu như không có ảnh hưởng gì đối với âm nhạc phương Tây nhưng lại có sức sống sâu rộng ở nước Nga thế kỷ 20.

Dimitri Shostakovich (1905-1975)
Dimitri Shostakovich (1905-1975)

Sự nghiệp với các bản giao hưởng đậm màu sắc Nga đã mang về cho ông nhiều danh hiệu như Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô, Giải thưởng Lenin, Giải thưởng Stalin về Nghệ thuật...

Nhưng những mâu thuẫn trong phong cách sáng tác, cách sống, thăng trầm cuộc đời ông là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong lịch sử âm nhạc.

Shosankovich được đặt hàng viết "Festive Overture" cho dịp kỷ niệm 30 năm ngày Cách mạng tháng 10 Nga (1947).  Bản Overture dài 5 phút được nhà soạn nhạc viết chỉ trong vòng 3 ngày.

Con tem phát hành nhân kỷ niệm 30 năm Cách mạng tháng 10 Nga (1947)
Con tem phát hành nhân kỷ niệm 30 năm Cách mạng tháng 10 Nga (1947)

Đó cũng là giai đoạn đầy khó khăn của nhà soạn nhạc, vì mâu thuẫn với con gái sau khi vợ mất, các mối quan hệ cá nhân chồng chéo, đối mặt với những chỉ trích vì phong cách âm nhạc không câu nệ hình thức của mình.

Không biết có phải vì các lý do nhân thân không, nhưng đến cuối cùng, buổi lễ kỷ niệm đã không sử dụng bản nhạc đó.

Mãi tới năm 1954, bản Overture với tiếng kèn như lời hiệu triệu mới ra mắt công chúng trong một buổi hoà nhạc ở nhà hát lừng danh Bolshoi (Moscow).

Đó là thời kỳ Shostankovich vừa bước ra khỏi cơn cùng quẫn, vởi sự thành công của Symphony số 10, cùng hàng loạt các buổi hoà nhạc. Nhiều tác phẩm nằm trong ngăn kéo của ông bây giờ mới được đưa ra trình diễn.

Nhạc trưởng dàn nhạc Bolshoi lúc đó là Vassili Nebolsin đang cần một bản Overture mở màn cho chương trình và tìm đến Shostankovich.

Festive Overture sử dụng toàn những nhạc cụ chuẩn mực của dàn nhạc giao hưởng bỗng dưng rất phù hợp với chương trình ở Bolshoi.

Xuyên suốt bản nhạc là âm thanh của bộ gỗ, bộ đồng với mô típ âm nhạc mang tính chất kêu gọi, tạo nên sự kịch tính, lôi cuốn khán giả ngay từ những nốt nhạc đầu tiên. Toàn bộ các phần của tác phẩm đều có cấu trúc và ngôn ngữ hòa âm thời kì cổ điển với dáng vẻ hài hòa, mực thước.

Ở Việt Nam, bản Oveture này cũng là khúc mở màn khi Dàn nhạc giao hưởng London (LSO) đến Hà Nội lần đầu tiên và trình diễn ngoài trời ở phố đi bộ Hồ Gươm tháng 3/2018.

Nhắc đến Shostakovich, cũng có thể nhắc đến bản The Second Waltz nổi tiếng – bản nhạc Waltz được xem như hay nhất mọi thời đại. 

Shostankovich qua đời năm 1975 vì ung thư phổi. Ông đã không kịp biết rằng bản Overture từng bị chối bỏ đó của mình là tác phẩm được chọn trình diễn trong sự kiện hoành tráng Thế vận hội mùa hè 1980 tại Moscow (Nga). Tác phẩm sau này còn được sử dụng trong lễ trao giải Nobel năm 2009. 

MN

'Nàng Thơ' của Hà Linh: sự kết hợp lấp lánh giữa âm nhạc và thi ca

'Nàng Thơ' của Hà Linh: sự kết hợp lấp lánh giữa âm nhạc và thi ca

Ca sĩ Hà Linh vừa cho ra mắt một album "Nàng Thơ", vớ sự kết hợp của 3 nghệ sỹ Phan Lê Hà, Nguyễn Bảo Long và Phạm Hà Linh