![]() |
PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, Chủ nhiệm đề tài |
Số lượng nam/nữ là thành viên Chính phủ (Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) là 26 người trong đó có 23 nam, (88,5%), 03 nữ (11,5%). Vị trí Thủ tướng hoàn toàn do nam giới giữ trọng trách, phản ánh mô hình lãnh đạo truyền thống tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, nơi các vị trí điều hành cấp cao nhất thường thuộc về nam giới. Tương tự như Thủ tướng, toàn bộ 5 Phó Thủ tướng đều là nam giới. Các Phó Thủ tướng thường xuất thân từ các vị trí Bộ trưởng hoặc lãnh đạo cấp cao, nơi nữ giới đã chiếm tỷ lệ rất thấp. Quá trình bổ nhiệm thường dựa trên kinh nghiệm chính trị lâu năm, mà phụ nữ có ít cơ hội tích lũy do trách nhiệm gia đình và các yếu tố xã hội.
Vị trí Bộ trưởng đã có sự tham gia của nữ giới, nhưng tỷ lệ vẫn rất thấp (chỉ 11,1%). Điều này phản ánh một thực tế rằng phụ nữ vẫn gặp nhiều rào cản để đạt được các vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính phủ. Các vị trí như Chủ nhiệm, Thống đốc hay Tổng Thanh tra thường không mang tính điều hành chính trị cao như Thủ tướng hoặc Bộ trưởng, giúp nữ giới có cơ hội tiếp cận hơn. Dù tỷ lệ nữ cao hơn các nhóm trước, số lượng nam vẫn chiếm đa số.
![]() |
Về vị trí đứng đầu các cơ quan thuộc Chính phủ (cập nhật đến 30/9/2024) gồm 08 người, trong đó đều là nam giới.
Biểu đồ sau thể hiện số lượng Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh tương đương tại Việt Nam tính đến ngày 30/9/2024, phân tách theo giới tính với màu đỏ đại diện cho nữ và màu xanh đại diện cho nam. Quan sát biểu đồ, có thể thấy rõ sự chênh lệch giới tính trong các vị trí lãnh đạo cấp cao. Hầu hết các Bộ trưởng và Thứ trưởng đều là nam giới, thể hiện qua số lượng áp đảo của các cột màu xanh. Số lượng nữ lãnh đạo rất ít và chỉ xuất hiện ở một số bộ như Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao. Về số lượng Bộ trưởng và Thứ trưởng, tính đến 30/9/2024, Việt Nam có 22.
Bộ trưởng và tương đương, trong đó có 3 nữ, và 100 Thứ trưởng và tương đương, trong đó có 12 nữ. Đáng chú ý, một số lĩnh vực quan trọng như Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư hoàn toàn không có nữ giới giữ chức vụ cao cấp, cho thấy những rào cản lớn đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các vị trí lãnh đạo trong các lĩnh vực chiến lược.
Nam giới chiếm ưu thế tuyệt đối trong nhiều bộ ngành, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quan đến kinh tế, tài chính, công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, trong khi phụ nữ chỉ có mặt trong một số bộ có liên quan đến phúc lợi xã hội, y tế và quản lý hành chính. Điều này phản ánh một thực tế rằng phụ nữ có nhiều cơ hội hơn trong các lĩnh vực thiên về xã hội, nhưng vẫn rất hạn chế khi tiếp cận những ngành mang tính chiến lược và kỹ thuật. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố mang tính văn hóa, xã hội và thể chế.
![]() |
Nguồn: Trần Thị Minh Thi thống kê từ website các bộ, ngành, tính đến 30/9/2024 |
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam và nhiều nước châu Á, quan niệm truyền thống về vai trò của nam giới và nữ giới trong công việc vẫn còn ảnh hưởng. Lãnh đạo cấp cao thường được xem là công việc của nam giới vì yêu cầu khả năng điều hành mạnh mẽ, kinh nghiệm chính trị lâu năm và khả năng ra quyết định quyết đoán. Trong khi đó, phụ nữ thường bị đánh giá thấp về khả năng lãnh đạo, đặc biệt trong các lĩnh vực mang tính quân sự, kỹ thuật và kinh tế vĩ mô. Mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi, quan điểm này vẫn tồn tại, khiến phụ nữ khó có cơ hội thăng tiến vào các vị trí cấp cao trong chính quyền. Ngay cả khi nữ giới đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, họ thường chỉ xuất hiện trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, lao động – thương binh và xã hội, nơi mà tư duy truyền thống xem là phù hợp với họ hơn. Bên cạnh đó, áp lực gia đình cũng là một rào cản lớn đối với phụ nữ. Ở Việt Nam, phụ nữ vẫn gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình, bao gồm chăm sóc con cái, lo toan công việc nội trợ, ngay cả khi họ có sự nghiệp thành công. Các vị trí lãnh đạo cấp cao như Bộ trưởng, Thứ trưởng đòi hỏi khả năng làm việc cường độ cao, tham gia các cuộc họp quan trọng và di chuyển thường xuyên, điều này gây khó khăn cho phụ nữ khi phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Trong khi đó, nam giới ít phải đối mặt với áp lực này, do vai trò gia đình thường do phụ nữ đảm nhiệm. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ có năng lực nhưng vẫn phải tự giới hạn cơ hội thăng tiến vì không thể toàn tâm toàn ý cho công việc lãnh đạo cấp cao như nam giới.
Bên cạnh những rào cản văn hóa và xã hội, yếu tố thể chế hệ thống bổ nhiệm và đề bạt cũng là một yếu tố quan trọng khiến tỷ lệ nữ lãnh đạo cấp cao thấp. Mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích bình đẳng giới, nhưng trong thực tế, quá trình bổ nhiệm lãnh đạo vẫn chịu ảnh hưởng từ hệ thống chính trị và văn hóa truyền thống. Các vị trí cấp cao như Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Giám đốc Sở thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc lâu năm thường yêu cầu kinh nghiệm lâu năm, trong khi phụ nữ có thể bị gián đoạn sự nghiệp do sinh con, chăm sóc gia đình, khiến họ không thể tích lũy kinh nghiệm liên tục như nam giới và vì thế ít có cơ hội để đạt được các tiêu chí đề bạt. Khi phải cân bằng giữa công việc và trách nhiệm gia đình, nhiều phụ nữ không có đủ thời gian và cơ hội để theo đuổi sự nghiệp lãnh đạo. Tiêu chuẩn, điều kiện quy hoạch, bổ nhiệm hiện nay đảm bảo bình đẳng về điều kiện, tiêu chuẩn giữa nam và nữ nhưng phụ nữ bị lực kéo bởi trách nhiệm sinh đẻ, nội trợ, chăm sóc nên để đạt được tiêu chuẩn điều kiện như nam giới thì phải nỗ lực nhiều hơn và khó hơn.
Mạng lưới quan hệ chính trị và quyền lực cũng thường có lợi cho nam giới hơn, vì phụ nữ ít tham gia vào các hoạt động chính trị và ngoại giao cấp cao. Hơn nữa, tư duy quản lý trong hệ thống chính trị vẫn thiên về nam giới, tạo ra một “trần kính vô hình” khiến phụ nữ khó vươn lên các vị trí lãnh đạo cao nhất. Mặc dù không có quy định chính thức nào hạn chế phụ nữ lên vị trí cao, nhưng các quy tắc ngầm và hệ thống quản lý vẫn tạo ra rào cản.
Vì thế, hệ thống bổ nhiệm hiện tại vô tình tạo ra sự thiên vị cho nam giới, khiến phụ nữ khó có cơ hội tiến lên các vị trí cao hơn. Nam giới có nhiều cơ hội hơn trong quy trình bổ nhiệm. Trong nhiều tổ chức, quá trình đề bạt lãnh đạo thường dựa trên mạng lưới quan hệ và kinh nghiệm lâu năm. Vì nam giới thường có sự gắn kết mạnh với các nhóm lãnh đạo hiện tại, họ có nhiều cơ hội hơn để được bổ nhiệm. Phụ nữ, do có ít cơ hội tham gia vào các mối quan hệ quyền lực này, thường bị thiếu sự hỗ trợ để thăng tiến.
Bình đẳng giới trong lao động: Chìa khóa cho sự phát triển bền vững
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm rằng mọi cá nhân, bất kể giới tính, có cơ hội và quyền lợi.