Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ tại TP.HCM nhận định việc TPHCM tiếp tục xuất hiện một số ca bệnh không rõ nguồn lây, đa phần được phát hiện khi có triệu chứng bệnh và được các cơ sở y tế qua khám sàng lọc có thể ngành y tế thành phố gặp khó khăn để dập dịch triệt để.
"Theo số liệu tôi theo dõi từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, đến nay, TP.HCM có tổng cộng hơn 400 ca lây nhiễm nCoV với 3 chuỗi lây nhiễm. Trong đó, chuỗi lây nhiễm từ công ty kiểm toán ở quận 3 có thêm ca dương tính sau 14 ngày cách ly. Chuỗi lây nhiễm quán bánh canh ở quận 3 có thêm 2 ca mới sau 15 ngày cách ly. Điều này cho thấy chúng ta tuyệt đối không thể thờ ờ, chủ quan khi các F1 có kết quả âm tính ở 1-2 lần xét nghiệm đầu. Việc cách ly cần được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo không lây nhiễm chéo trong khu cách ly", ông Khanh nhận định.
"Vài chục ca mắc trong thời gian cách ly cũng không nguy hiểm bằng một ca mắc còn lang thang ngoài cộng đồng. Tình hình hiện tại, tôi cho rằng chúng ta chưa thể yên tâm"
Theo ông Khanh việc ghi nhận tình trạng "ổ dịch chồng ổ dịch" ở TP.HCM phản ánh thực tế là chúng ta phát hiện ổ dịch này khá muộn, khi truy vết đến thì virus đã trải qua nhiều chu kỳ lây nhiễm. Tuy nhiên, hiện tại, các ổ dịch này hầu như đã được khoanh vùng, người liên quan cũng được cách ly.
Ổ dịch liên quan đến giáo phái Phục HƯng đã lan rộng đến Long An, Bình Dương, Trà Vinh, Bạc Liêu và các tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nội. Do đó, các địa phương cần tăng cường kiểm soát, phát hiện sớm người có yếu tố nguy cơ và sàng lọc.
Về việc, ngày càng nhiều F3 dương tính, ông Khánh cho rằng điều này cho thấy virus đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng mà chúng ta không hay biết. Ngoài ra, cũng có thể do chúng ta truy vết chưa triệt để, truy tìm virus chậm hơn so với đường đi, đường lây nhiễm quá nhanh của chúng. Các trường hợp F3 hiện tại mà chúng ta ghi nhận là khi họ xuất hiện triệu chứng và được phát hiện ngoài cộng đồng. Khi đã được phát hiện, chúng ta truy nguồn lây thì mới biết họ là F3. Ngoài ra, không loại trừ trường hợp một người là F3 của chuỗi lây nhiễm này nhưng là F1, F2 của ca bệnh khác
Các ca lây nhiễm chưa rõ nguồn lây được phát hiện ở cơ sở y tế là mối nguy hiểm rất lớn cho các cơ sở y tế. Việc cần làm vẫn là truy vết và cách ly toàn bộ F1, theo dõi F2 và F3 và điều tra mở rộng nguồn lây. Điều nguy hiểm là khi ca dương tính được phát hiện ở cơ sở y tế, khả năng cao là họ đã lây nhiễm nCoV cho người ở ngoài cộng đồng.
Ông Khanh nói: "Khi ca dương tính đến bệnh viện, hai tình huống có thể xảy ra. Một là bệnh nhân lọt vào bệnh viện, lây nhiễm cho nhân viên y tế, người nhà thăm bệnh, từ đó dịch xâm nhập bệnh viện. Thứ 2, bệnh nhân không được xét nghiệm Covid-19 nên tiếp tục lọt ra cộng đồng (như trường hợp một trung tâm y khoa đã yêu cầu bệnh nhân tự đi xét nghiệm do triệu chứng viêm phổi)".
"Hiện tại, chúng ta chưa thể đánh giá được khả năng kiểm soát dịch bởi vẫn còn ghi nhận rải rác ca nhiễm nằm ngoài chuỗi lây nhiễm đã được phát hiện, chưa rõ nguồn lây. Chỉ khi nào không còn những trường hợp như vậy, các ca mắc đều được ghi nhận trong khu phong tỏa, cách ly thì tình hình mới tạm yên tâm".
Với phương thức thế chấp nhà cũ mua nhà mới, chủ đầu tư và ngân hàng cho vay tín dụng được cho là những bên hưởng lợi