Bác sĩ Chang Xuri (Bắc Kinh, Trung Quốc) cảnh báo rằng chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh ung thư trẻ hóa nhanh. Đặc biệt là nhóm bệnh ung thư đường tiêu hóa. Trong số các bệnh nhân được ông điều trị, có một cô gái qua đời ở tuổi 15 vì ung thư đại trực tràng và điều này khiến ông vô cùng tiếc nuối.
Theo lời ông kể, cô gái này đến bệnh viện để thăm khám với lý do đau bụng dữ dội kéo dài, không thể ăn uống hay đại tiện. Lúc này, ung thư đại trực tràng đã ở giai đoạn cuối, khối u di căn nhiều cơ quan trong khoang bụng.
Đi khám đau bụng, khó đại tiện, cô gái 15 tuổi phát hiện ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối (Ảnh minh họa) |
Điều đáng tiếc là cô gái cho biết mình thường xuyên bị trướng bụng, khó chịu, tiêu chảy, thậm chí đi ngoài ra máu trong hơn 1 năm nhưng không đi khám. Một phần vì chủ quan mình còn trẻ, chỉ là rối loạn nhất thời. Phần còn lại là vì cô vốn không thân thiết với bố mẹ, sợ rằng khi khám ra bệnh sẽ bị trách móc bởi sở thích ăn uống của mình.
Bản thân bác sĩ Chang khi nghe về thói quen ăn uống của cô gái trẻ cũng phải thốt lên: “Đúng là bệnh từ miệng mà ra”. Bởi vì cô gái ít khi ăn uống cùng gia đình do đặc thù công việc của bố mẹ, gần như toàn ăn hàng hoặc gọi đồ ăn về nhà. Món khoái khẩu của cô là lẩu cay, thịt nướng, các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
Cô gái cho biết mình ăn chúng liên tục nhiều ngày trong tuần, thậm chí hàng ngày trong nhiều năm. Chưa kể, thời gian ăn uống của cô rất thất thường, tùy theo tâm trạng. Chính những thói quen xấu này “tiếp tay” cho bệnh ung thư đại trực tràng dù cô còn rất trẻ. Cuối cùng, dù đã cố gắng cứu chữa nhưng cô vẫn qua đời ở tuổi 15.
7 nhóm người dễ bị ung thư đại trực tràng “nhòm ngó”
Bác sĩ Chang cho biết, ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hình thành chủ yếu bởi sự tăng sinh bất thường tại niêm mạc đại trực tràng hay còn gọi là polyp. Ngoài ra, ung thư tại đại trực tràng cũng có thể gây ra bởi các tổn thương có sẵn tại đại tràng hoặc trực tràng.
Bệnh đặc trưng bởi những rối loạn tiêu hóa và đại tiện dai dẳng như: trướng bụng, đau bụng vùng thượng vị, chán ăn, đi ngoài phân nhỏ, táo bón, đi ngoài ra máu. Cùng các dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sụt cân, cơ thể suy nhược. Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư đại trực tràng nhưng 7 nhóm người sau có nguy cơ cao hơn:
- Người trên 50 tuổi: Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng có liên quan tới độ tuổi, nhóm người trên 50 tuổi thường dễ mắc hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây việc trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh này có xu hướng tăng nhanh.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến: Theo các nghiên cứu có đến 25% ung thư đại trực tràng có liên quan đến yếu tố gia đình. Đặc biệt là bệnh đa polyp tuyến gia đình và hội chứng Gardner. Hội chứng Lynch và 1 số hội chứng hiếm gặp khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
- Người có tiền sử mắc bệnh về đường ruột và các bệnh lý đại trực tràng mạn tính: Có thể kể đến như viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… Ngoài ra, ung thư đại trực tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh lý như: bệnh lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý khác của đại trực tràng.
- Người thừa cân, béo phì: Nhóm người này có nguy cơ cao mắc và tử vong vì ung thư đại trực tràng, nguy cơ ở nam cao hơn nữ. Do nồng độ cholesterol và insulin trong máu tăng cao khiến lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch cũng tăng. Từ đó làm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch suy giảm. Chưa kể, insulin cao có thể ức chế tế bào miễn dịch, đồng thời, thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư trong cơ thể.
Ăn uống không lành mạnh, mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây ung thư đại trực tràng (Ảnh minh họa) |
- Người ăn uống không lành mạnh: Đối với người ăn uống không khoa học, cân bằng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Có thể kể đến như: ăn uống thất thường, ăn quá nhiều thịt đỏ, ăn nhiều món dầu mỡ hay đồ nướng, ăn cay quá mức, ăn quá mặn, ăn nhiều thịt chế biến, thường xuyên ăn đồ muối chua…
- Người hay hút thuốc và uống rượu bia: Các nghiên cứu đã chỉ ra người hút thuốc trong thời gian dài sẽ có nhiều nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng hơn những người không hút thuốc. Nếu thường xuyên tiêu thụ trên 50g rượu/ngày (3,5 ly) sẽ tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên khoảng 1,5 lần so với những người không hoặc ít uống rượu. Còn khoảng 10g rượu tiêu thụ một ngày, nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khoảng 7%.
- Người lười vận động, hay ngồi lâu 1 chỗ: Do khiến hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Đặc biệt ười vận động dễ gây đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Quá trình tiêu hóa chậm lại, chất thải tích tụ trong ruột già lâu hơn, khiến cơ thể có cơ hội tiếp xúc với các chất gây ung thư nhiều, làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.
Nguồn và ảnh: Skypost, Family Doctor
Người phụ nữ nhận chẩn đoán ung thư tuyến giáp sau 2 năm bỏ qua 8 dấu hiệu: “Tôi tưởng đó là bệnh vật”
Rất nhiều người thường chủ quan với các thay đổi bất thường nhỏ của cơ thể, đến khi phát hiện ung thư hay bệnh nặng mới bắt đầu hối hận.