Nữ sinh nhận chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối vì bỏ lỡ 2 dấu hiệu suốt 2 năm

Việc xem nhẹ hoặc nhầm lẫn một số dấu hiệu bất thường dễ dẫn tới mất đi cơ hội điều trị sớm và hiệu quả các bệnh ung thư.

Liberty Ashworth - tên thường gọi là Libbie (Panora, Iowa, Hoa Kỳ) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Năm Libbie 12 tuổi - bước vào lớp 6 cũng là lúc cô bắt đầu thường xuyên bị ốm vặt, cảm thấy chán ăn và hay táo bón, đau lưng.

Lúc đầu, bố mẹ Libbie cho rằng đó là áp lực học tập khi chuyển cấp và thay đổi tuổi dậy thì. Đến khi Libbie liên tục kêu đau lưng, họ đưa cô đến bệnh viện nhi nhưng bác sĩ cho rằng Libbie nói dối để trốn học hoặc do khiêu vũ không đúng cách.

Thời gian sau đó, bố mẹ Libbie đã điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, mua nhiều loại thuốc cho con gái nhưng vẫn không hiệu quả. Bố của Libbie - ông Tim Ashworth liên tục đưa cô đi gặp 3 bác sĩ tiêu hóa khác nhau. Hai bác sĩ trong số đó cho rằng triệu chứng đau lưng và đau bụng của Libbie là do rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Bác sĩ thứ ba còn thực hiện kiểm tra dị ứng thực phẩm nhưng cũng không tìm ra vấn đề nào.

Đau bụng lan ra thắt lưng, sốt dai dẳng và đi ngoài ra máu là những triệu chứng thường gặp ở ung thư đại trực tràng
Đau bụng lan ra thắt lưng, sốt dai dẳng và đi ngoài ra máu là những triệu chứng thường gặp ở ung thư đại trực tràng

“Thời điểm đó, tôi thật sự cảm thấy mệt mỏi và tức giận. Không chỉ nghi ngờ độ chân thật trong lời nói của tôi, có bác sĩ còn khuyên tôi nên đi khám tâm thần. Điều đó khiến tôi ghét phải gặp gỡ bác sĩ hay thậm chí là nhắc tới bệnh viện, mặc dù tôi hiểu rằng bố mẹ mình thật sự lo lắng và muốn đưa tôi đi khám khắp nơi” - Libbie nói.

Bố Libbie cũng bày tỏ sự tức giận của mình khi hồi tưởng lại khoảng thời gian con gái liên tục đi khám nhưng không ra bệnh. Ông nói rằng gần một năm trời (2020 đến đầu 2021) Libbie thường xuyên đau bụng và sốt nhưng các bác sĩ chỉ tập trung xét nghiệm COVID và trả về kết quả âm tính. Cho đến khi cô xuất hiện một triệu chứng mới nghiêm trọng: có máu trong phân thì mọi chuyện mới được làm sáng tỏ.

“Khi con bé phát hiện có máu trong phân, chúng tôi đã đến bệnh viện địa phương nhưng bác sĩ ở đây cho rằng nữ giới tuổi teen có máu trong phân không phải điều bất thường. Nhất là thời điểm đi khám khá gần kỳ kinh nguyệt. Họ tiếp tục bỏ qua cơn sốt và đau bụng dai dẳng của con bé như các bác sĩ trước đây” - Tim Ashworth.

Cho đến nửa tháng sau, Libbie đau bụng dữ dội và sốt rất cao, rối loạn nhịp tim giữa đêm khuya. Cô được đưa thẳng tới phòng cấp cứu và cả gia đình ngỡ ngàng nhận chẩn đoán cô mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối ở tuổi 14. Như vậy, 2 triệu chứng ung thư đại trực tràng: đau bụng, sốt đã bị xem nhẹ suốt 2 năm, dẫn tới phát hiện muộn và giảm hiệu quả khi điều trị.

Tiến sĩ Samantha Mallory, một trong những bác sĩ của Libbie tại UnityPoint Health - Bệnh viện nhi Blank (Hoa Kỳ) cho biết: “Bệnh nhân phải cấp cứu do khối u đại trực tràng gây biến chứng tắc ruột, rối loạn nhịp tim. Kết quả chụp cộng hưởng từ lồng ngực MRI cho thấy kích thước khối u to bằng quả bưởi. Đó là lý do ngoài các triệu chứng đặc hiệu ở ung thư đại trực tràng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, có máu trong phân thì bệnh nhân còn bị đau lưng. Bởi khối u đè lên cột sống khiến hai đĩa đệm phồng lên”.

Hiện tại khi ở tuổi 18, Libbie vẫn đang chống chọi với căn bệnh ung thư với tinh thần tích cực, không bỏ cuộc
Hiện tại khi ở tuổi 18, Libbie vẫn đang chống chọi với căn bệnh ung thư với tinh thần tích cực, không bỏ cuộc

Sau khi trải qua ca phẫu thuật tắc ruột non, Libbie đã liên tục di chuyển qua lại giữa các bệnh viện khác nhau để thực hiện các phẫu thuật điều trị ung thư. Ở tuổi 14, cô phải cắt bỏ một nửa đại tràng và một bên buồng trứng để loại bỏ khối u. Quá trình hóa trị của Libbie cũng không suôn sẻ do cô phản ứng xấu với thuốc. Bác sĩ tiếp tục phát hiện cô mắc hội chứng Lynch - một rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư bao gồm ung thư đại tràng, tử cung và gan mặc dù cha mẹ cô bé không có đột biến này.

Hai năm sau đó, sức khỏe của Libbie khá ổn định. Tới năm 17 tuổi thì các triệu chứng ung thư đại trực tràng tái phát. Libbie đã phải cắt bỏ nửa còn lại của đại trực tràng và phẫu thuật tạo hậu môn nhân tạo. Hiện tại, ở năm 2024, Libbie 18 tuổi và vẫn đang chống chọi từng ngày với căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, cô cho biết mình sẽ dũng cảm đối mặt với mọi chuyện, duy trì thái độ tích cực.

Libbie chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng lan tỏa tinh thần này cùng sự nhắc nhở mọi người không nên chủ quan với các bất thường lặp đi lặp lại dù nhỏ nhất. Nên chủ động chọn các bệnh viện uy tín và đừng ngại gặp càng nhiều bác sĩ càng tốt trước khi tìm ra vấn đề thật sự của mình.

Nguồn và ảnh: MSN, Daily Mail

Ngọc Ái

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tự nguyện nộp khắc phục gần 200 tỷ đồng, sức khỏe tinh thần 'vẫn tốt'

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tự nguyện nộp khắc phục gần 200 tỷ đồng, sức khỏe tinh thần 'vẫn tốt'

Theo cáo trạng, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã tự nguyện nộp khắc phục số tiền trên 189 tỷ đồng.