Dạy con học chưa bao giờ là... "nghề" đơn giản. Bởi để có thể kèm con học mỗi tối, bố mẹ cần bỏ nhiều thời gian và sức lực hướng dẫn con. Nhiều người còn nhận xét dạy con học là công việc khá áp lực, mệt mỏi. Kiến thức tiểu học đúng là dễ thật đó, nhưng đôi khi vẫn khiến phụ huynh... tranh cãi toàn vì những lý do "trời ơi đất hỡi".
Một ông bố trẻ tại Trung Quốc mới đây chia sẻ câu chuyện của mình trong nhóm hội phụ huynh học sinh và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo đó, ông bố phàn nàn rằng có 1 câu trong bài kiểm tra của con rõ ràng làm đúng nhưng lại bị cô giáo gạch sai. Cụ thể, bài yêu cầu tính phép tính "1,2 + 6,8 = ?" và con trai của anh đưa ra đáp số là 8, nhưng lại bị giáo viên gạch đi. Anh thấy không hiểu, khá vô lý nên thắc mắc không biết cô giáo có chấm sai hay không bằng cách đi hỏi trực tiếp.
Ông bố vô cùng bất ngờ khi đáp án của con bị gạch sai |
Trước mắc mắc của phụ huynh, cô giáo khẳng định bản thân không hề sai và đưa ra đáp án chuẩn. Cô phân tích, "8" và "8,0" tuy cùng một giá trị nhưng chúng vẫn có sự khác biệt. Về mặt quy tắc tính toán, dấu thập phân cần phải được giữ lại và không thể lược bỏ hay đơn giản hóa nó.
Trong mắt nhiều bậc cha mẹ, 8 và 8,0 chẳng mấy khác nhau là mấy nhưng trong toán học, sự nghiêm ngặt của từng con số là rất cần thiết. Ví dụ, nhiều mặt hàng trong siêu thị có giá chính xác đến từng chữ số thập phân. Giá của một số sản phẩm này lúc đầu là 7.500 đồng, nhưng sau vài ngày, nó đã được điều chỉnh thành 7.600 đồng. Sự gia tăng giá này có thể không khiến mọi người lưu tâm, nhưng mức tăng giá lại có rất nhiều ý nghĩa.
Lời giải thích của cô giáo khiến ông bố chợt nhận ra và bày tỏ sự tâm phục. Trên thực tế, có rất nhiều học sinh thường bất cẩn khi học và làm bài toán, trong khi đó môn toán lại cần yêu cầu chính xác, cẩn thận. Vì thế, để con học giỏi, đạt điểm cao môn toán, cha mẹ nên dạy tính cẩn thận. Khi biết được lời giải của các bài toán cần làm một cách cẩn thận, không để mất điểm vì quá tự tin.
Theo Sohu
Bài toán tiểu học khiến cả cõi mạng tranh cãi, cô giáo chữa xong cũng không ai hiểu: Tại sao lại ra như vậy?
Đáp án chính xác của bài toán khiến nhiều người tranh cãi.