Cuộc sống ở Daegu - tâm dịch thứ hai của thế giới ra sao?

Thực tế, Daegu đã không còn sôi động mà trở nên trầm lắng hơn nhưng họ không dừng hẳn toàn bộ các hoạt động như Vũ Hán.

Thành phố im lặng trước kẻ thù "vô hình"

Khi thành phố Daegu trở thành tâm dịch lớn thứ hai thành phố, rất nhiều người hoang mang lo lắng. Thế nhưng khác với Vũ Hán, chính quyền của Daegu lại có cách kiểm soát dịch bệnh bớt cứng nhắc và rộng mở, minh bạch hơn. Thay vì đóng cửa, phong tỏa và hạn chế đi lại thì Daegu vẫn để thành phố hoạt động bình thường. 

Các quán hàng của Daegu vẫn mở, đa phần treo biển thông báo về việc khử trùng và đeo khẩu trang. Khách dù có ít nhưng không phải quán nào cũng không có người. Mọi người sợ ra ngoài là thật nhưng việc duy trì cuộc sống còn quan trọng hơn, họ vẫn phải kiếm ăn, đi làm như bình thường.

Người bán hàng đợi khách ở khu mua sắm Dongseong-ro ngày 21/2. Ảnh: Reuters.
Người bán hàng đợi khách ở khu mua sắm Dongseong-ro ngày 21/2. Ảnh: Reuters.

Deagu theo dõi, phát hiện ca bệnh một cách quyết liệt nhưng vẫn để người dân đảm bảo hoạt động cá nhân. Khác với Seoul, khi mà người người đổ ra đường tụ tập, biểu tình mỗi cuối tuần thì Daegu lặng lẽ hơn rất nhiều.

Nói về cách thăm nom, tiếp cận của lãnh đạo Hàn Quốc cũng khác với Trung Quốc, họ đến thăm Daegu từ 25/2 sau khi công khai số ca nhiễm. Đến tối 26/2, Daegu trở thành tâm dịch lớn thứ hai thế giới. 

Mặc dù vậy họ vẫn không áp đặt các lệnh giới hạn và cũng không cấm khách từ Trung Quốc đến. Thậm chí khu chợ Daegu vẫn mở cửa trở lại bình thường nhưng không phải tất cả. Theo những gì mà thị trưởng Daegu cho biết, mục tiêu của ông là xét nghiệm toàn bộ dân cư có triệu chứng trong vòng 1 tháng, mở trạm theo dõi tạm thời và nhờ chi viện từ các vùng khác.

Các bệnh viện ở Daegu cũng chọn cách cô lập để bảo vệ bệnh nhân, phòng ngừa cụm lây nhiễm.

Đặc trưng mà nhiều người có thể thấy đó chính là mọi người vẫn làm việc nhỏ nhất, việc đó có thể là giao thức ăn, bán café, bán hàng quán… đều là nhưng nơi có thể tiềm ẩn nguy cơ lây lan. Còn các nhà hàng, quán xá thì ưu tiên các hình thức bán online.

“Chúng tôi không định phong tỏa toàn bộ khu vực như Trung Quốc làm với Vũ Hán”, Kim Gang Lip, Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc, cho biết.

Tất cả thư viện công cộng, bảo tàng, nhà thờ, nhà trẻ, tòa án đã đóng cửa. Thành phố ra lệnh trường học các cấp hoãn nhập học trở lại tới tháng 3, đồng thời đề nghị làm nhỏ đám cưới, đám tang.

Ở tàu điện ngầm nơi có nhiều người qua lại giờ cũng giảm một nửa, những người tham gia đa phần đều xa cách nhau, trên loa đề nghị khách hãy gọi đường dây nóng nếu cảm thấy ốm.

Nỗi lo sợ và tức giận của người dân

Ryu Ho Sang, một hưu trí 63 tuổi, nói với New York Times: “Virus cứ lẳng lặng đi tới, không một động tĩnh rồi làm chúng tôi giật mình”. Ông cho rằng Tổng thống Moon Jae In chọn cách sai lầm vì đã không phong tỏa Daegu một tuần trước để kiểm soát dịch bệnh.

Cái tên Daegu giờ đây đã bị kỳ thị cho dù chưa có lệnh phong tỏa. Cụ thể như bệnh viện lớn ở Seoul đang từ chối nhận bệnh nhân từ Daegu. Hãng hàng không, hãng xe đã cắt giảm số chuyến đi tới Daegu, lấy lý do lượng khách giảm.

Dù vậy là người dân vẫn cố gắng sống từng ngày một cách bình thường, “Tôi chán vì phải ở trong nhà cả ngày xem tivi. Vì không tập luyện, tôi mất vị giác và bị mất ngủ, khó tiêu. Nếu ở nhà nữa thì tôi nghĩ sẽ chết vì mất ngủ thay vì virus”, một người dân ở Daegu cho biết.

Đối với giáo phái Tân Thiên Địa, người dân thực sự rất phẫn nộ. Từ trước đến nay đây dược coi là dị giáo vì các nhánh chính của Cơ đốc giáo vì cách họ diễn giải Kinh thánh. Trong những ngày qua, giới chức y tế vẫn đang cố liên hệ với hàng trăm tín đồ chưa liên hệ được. Thế nhưng, điều khiến dân Daegu tức giẫn là việc những tín đồ này lại trốn chạy thay vì hợp tác để khám bệnh.

Đối với mọi người, nhà thờ của giáo phái này đã nhiều lần làm phiền họ, thậm chí người dân còn đặt biển báo bên ngoài nhà thờ, đề nghị các tín đồ không dùng chỗ đỗ xe của họ làm nơi tụ tập, đọc kinh.

Thanh Mai

Những 'bí mật' về bánh mì đường phố của Việt Nam mà nhóm du khách Hàn Quốc chưa từng được biết

Những "bí mật" về bánh mì đường phố của Việt Nam mà nhóm du khách Hàn Quốc chưa từng được biết

Món bánh mì của Việt Nam là một trong những món ăn được cả thế giới và vinh danh ở khắp các trang báo, truyền thông.