Đi phượt thế nào cho an toàn?

Nếu bạn muốn có một chuyến phượt an toàn và nhiều lưu giữ được nhiều hình ảnh độc nhất vô nhị thì bạn cần phải nắm chắc được nhiều kỹ năng.

Mất an toàn trên đường

Mùa lễ Tết hay kỳ nghỉ dài hạn, đồng nghĩa với việc rất nhiều bạn trẻ đã và đang du lịch đến những địa danh nổi tiếng trên khắp đất nước và cả nước ngoài. Có người chọn đi máy bay, đi xe lửa… và tất nhiên, có người lại chọn cách đi phượt .

Từ đầu năm đến nay, giới phượt thủ đã gắn liền với nhiều hình ảnh không tốt trong mắt dư luận, nên người ta đang hy vọng những dịp rảnh rỗi, các phượt thủ sẽ đi phượt trật tự hơn, có văn hóa hơn. 

Đi phượt thế nào cho an toàn?

Bức ảnh được đăng tải bởi thành viên Phạm Tuấn trong group Bụi Kết Nối đã ngay lập tức nhận được ”cơn mưa phẫn nộ” của dân yêu du lịch và cả cư dân mạng. Trong ảnh, một nhóm phượt đang thoải mái trải mền, áo mưa… nằm bên lề đường. Đáng nói là phần đường này là thuôc một khúc cua, và phần mà đoàn phượt nằm gần như lấn ra giữa đường.

Bất chấp biển cảnh báo, du khách vẫn men theo đường mòn dẫn vào rừng sâu. 
Bất chấp biển cảnh báo, du khách vẫn men theo đường mòn dẫn vào rừng sâu. 

Anh K.Alfronso (người Mỹ) cho rằng, một số bạn trẻ thích đi phượt nhưng thiếu kiến thức là "liều mạng" chứ không phải là can đảm hay cá tính! Anh cho biết đi phượt là sở thích của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ vì loại hình du lịch này cho phép tự do khám phá và chủ động về thời gian, lịch trình.

Tuy nhiên, đi phượt đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chứ không như các dạng tour du lịch được thiết kế sẵn. Ngoài việc bản thân phải tự lên kế hoạch cho mọi hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi, nơi tham quan, người đi phượt còn phải linh hoạt để xử lý các tình huống phát sinh.

  Mặc dù có biển cấm qua đêm nhưng nhiều nhóm du khách vẫn ngang nhiên cắm trại xuyên đêm tại khu vực Mũi Nghê.

Mặc dù có biển cấm qua đêm nhưng nhiều nhóm du khách vẫn ngang nhiên cắm trại xuyên đêm tại khu vực Mũi Nghê.

Anh đã có 4 năm kinh nghiệm đi phượt ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng mỗi lần chuẩn bị một chuyến đi mới, anh đều phải lên kế hoạch rất cẩn thận chứ không hề chủ quan.

Tại Việt Nam, nhiếp ảnh gia này từng đọc nhiều thông tin về các nhóm bạn trẻ đi phượt bị lạc, bị tai nạn, thậm chí mất mạng, nguyên nhân không chỉ nằm ở việc họ thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống mà còn ở thái độ. Nhiều bạn trẻ đi phượt thành từng nhóm và chạy dàn hàng ngang, vượt mặt xe tải ở các cung đường đèo rất nguy hiểm, lại có những bạn đi phượt nhưng không biết sử dụng các ứng dụng định vị, xem bản đồ hoặc nắm các kiến thức sơ cấp cứu căn bản. 

Cung đường Tà Năng - Phan Dũng hấp dẫn phượt thủ bởi cảnh đẹp hùng vĩ và địa hình hiểm trở.
Cung đưng Tà Năng - Phan Dũng hp dn phưt th bi cnh đp hùng vĩ và đa hình him trở.

Khâu chuẩn bị

Đi phượt thế nào cho an toàn?

Để có chuyến đi an toàn, việc đầu tiên trước mỗi chuyến đi, bạn cần phải đi bảo dưỡng lại xe máy của mình thật cẩn thận. Nên kiểm tra lại hết phanh, săm, lốp, tra dầu máy, hệ thống đèn xe.. Ngoài ra những vật dụng cá nhân, đồ y tế, đồ ăn nhẹ, nước uống, đồ dùng sửa xe hay giấy tờ tùy thân, trang phục khi lái xe,..là không thể thiếu.

Giấy tờ tùy thân: Đây là thứ vô cùng quan trọng,rất có thể khi đến một địa phương không ai quen biết, cầm tấm CMND hoặc thẻ sinh viên vào UBND xã, huyện có thể kiếm được một nơi trú tạm qua đêm. Cùng với đó nên có thêm bản đồ và sổ tay, bút để ghi chép. Nhớ luôn giữ những giấy tờ này trong người và chỉ bỏ ra khi cần thiết.

Kinh phí: Tiền là tất yếu,nhưng ko nên mang nhiều tiền mặt,nên có thêm một thẻ ATM để đề phòng nhận viện trợ dọc đường và cũng là để đảm bảo an toàn.

Hành lý: Không cần mang quá nhiều thứ lỉnh kỉnh nhưng cái gì mang đi thì phải hữu ích tối đa. Trước hết là balô, chỉ cần một balô chứ ko cần phải tha đi vali hay túi du lịch, balô loại tốt và nhiều ngăn, có ngăn nhỏ để chai nước bên hông và nhiều dây khóa (để đeo cho nó chắc chắn). Đừng quên mang một số thứ chống nước như nilon hay kẹp nhựa.

Trang bị: Có rất nhiều thứ phải mang đi nhưng tùy vào điều kiện chỉ nên lựa chọn những thứ cần thiết.

+ Quần áo: Tùy theo thời gian chuyến đi và nên mang những bộ đồ gọn nhẹ, dễ giặt và dễ gập nhỏ.

+ Áo mưa nhẹ, một ít túi nilon, sẽ rất có ích trong nhiều việc đấy!

+ Giầy dép và mũ: Tốt nhất là giầy thể thao đi bộ nhưng cũng có thể làm một đôi bata, vừa rẻ vừa tốt. Một đôi dép nhựa và mũ vải nhẹ.

+ Đồ vệ sinh cá nhân: Bàn chải, kem đánh răng, một ca nhỏ, một ít giấy đa năng. Một vài loại thuốc viêm họng và cảm sốt, kem chống muỗi, salonpas, urgo và một ít bông.

+ Đồ dùng cá nhân: Bật lửa hay diêm, băng dính cỡ 5cm, một ít dây tốt, dao (nên có một dao nhỏ và một dao lớn hơn), kính mát kiêm chống bụi, chai 500ml đựng nước.

+ Đồ ăn: nên dự trữ một ít thức ăn đề phòng như lương khô, bánh quy, một ít đường dùng khi mệt mỏi rất tốt.

+ Công cụ thông tin: điện thoại, sạc pin, đèn pin nhỏ, đồng hồ, máy ảnh, một sổ ghi số điện thoại (phòng khi mất danh bạ).

12 nguyên tắc bất di bất dịch

Đi phượt thế nào cho an toàn?

1. Kiểm tra thông tin về người leader của mình, đây là người dẫn dắt và đảm bảo an toàn cho hành trình của cả nhóm, nếu leader của bạn là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy cân nhắc về khả năng tham gia chuyến đi.

2. Nếu chưa từng đi xe máy đường dài với quãng đường > 100km và thời gian lâu hơn 3h, hãy cân nhắc lại về việc tham gia. Đi xe máy với quãng đường lớn và thời gian dài luôn đòi hỏi bạn đảm bảo những yếu tố sức khỏe vững và khả năng bền bỉ cao.

3. Nếu trong đoàn nhiều thành viên mới như bạn, hãy suy nghĩ kỹ. Một người leader dù có giỏi đến mấy cũng không thể hoàn toàn là người đảm bảo an toàn hết cho quá nhiều thành viên chưa có kinh nghiệm.

4. Nếu số xe nhiều hơn 6, hãy suy nghĩ lại. Nếu bỏ qua hết những lý do trên và vẫn muốn tham gia, đọc tiếp một vài lời khuyên tiếp theo phía dưới.

5. Tự kiểm tra và bảo dưỡng xe toàn bộ, thay lốp, phanh nếu đã quá mòn (chủ động làm bởi có những leader sẽ không nhắc bạn)

6. Tự trang bị đồ bảo hộ cho mình, mũ bảo hiểm ít nhất là loại nửa đầu có kính chắn gió và phải có chất lượng tốt, bộ bọc khuỷu tay, đầu gối, găng tay … tất cả những thứ này bạn đều có thể dễ dàng tìm mua. Hạn chế mức độ nguy hiểm từ những việc nhỏ nhất.

Đi phượt thế nào cho an toàn?

7. Đọc kỹ hành trình của toàn bộ chuyến đi, nếu trong toàn bộ các ngày đi bạn đều phải di chuyển >200km một ngày, hãy suy nghĩ lại. Đi 200km xe máy tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng vất vả đấy nhé.

8. Đừng chạy quá 50km/h vào ban ngày và 40km/h vào ban đêm. Đi 200km với tốc độ 50km/h bạn sẽ mất 4 tiếng, chạy tốc độ cao hơn có thể bạn mất 3 tiếng, nhưng đừng tham 1 tiếng để phải hối hận cả đời. Buổi tối, tầm nhìn bị hạn chế, chạy tốc độ cao bạn sẽ không thể nhìn thấy và tránh dù chỉ xuất hiện 1 viên đá ở trên đường, đi phượt như thế cũng đã quá nguy hiểm.

9. Chưa có kinh nghiệm, đừng tham gia những chuyến phải chạy đêm. Buổi đêm thường là giờ chạy của các loại xe tải trọng lớn, xe container, xe khách … ánh đèn pha của xe vô cùng sáng, cánh lái xe cũng không nhiều người có cái tâm mà hạ pha để tránh cho những người đi xe máy ngược chiều đâu thế nên chạy xe trong điều kiện tầm nhìn của bạn bị cản như thế vô cùng nguy hiểm. Những chiếc xe lớn như thế cũng luôn chạy với tốc độ rất cao vào ban đêm, bạn có muốn tự đẩy mình vào hoàn cảnh nguy hiểm đó ?

10. Ở thành phố, dùng còi khiến người dân khó chịu nhưng trên đường phượt hãy tập thói quen sử dụng còi xe, vào khúc cua hãy bấm còi báo hiệu cho xe ngược chiều, vào khu vực đông dân hãy bấm còi báo hiệu cho người dân

11. Không biết bơi thì tránh xa khu vực sông suối, nếu trong chuyến đi có lịch trình phải di chuyển bằng bè, mảng, thuyền … thì tự trang bị thêm vào hành lý của mình 1 cái áo phao đi.

12. Cố gắng nhớ các loại biển báo nguy hiểm, những biển báo này vô cùng quan trọng và sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều khi cần xử lý tình huống trên đường đó

DƯƠNG THỤY(t/h)

theo Tin 24h