Thành phố Liverpool, Anh là thành phố sống và thở với di sản âm nhạc. Trong đó, The Beatles là một tượng đài không thể bỏ qua trên khắp các hành trình và địa danh, chẳng hạn như bức điêu khắc tại một bến cảng là nơi lý tưởng để khách du lịch có thể sở hữu một tấm ảnh với “Fab Four” này trước khi lên chiếc phà qua sông Mersey. Bên cạnh đó, thành phố này cũng có vô số các bức tượng tôn vinh các ngôi sao âm nhạc khác, như ngôi sao nhạc rock’n’roll Billy Fury hay nữ ca sĩ thập niên 60 Cilla Black.
Ca khúc "Children of The Ghetto" được cover bởi nhiều nhạc sĩ như Mary J Blige và Courtney Pine (Ảnh: Alamy). |
Nhưng thật kỳ lạ khi nơi đây lại khá ít tài liệu về nhóm The Real Thing, một trong những nhóm nhạc da màu thành công nhất của Anh và cũng từng giành được sự ngợi ca từ Liverpool. Không chỉ sở hữu những bản pop-soul ngọt ngào như “You To Me Are Everything” (1976), “Can’t Get By Without You” (1976) và “Can You Feel The Force?” (1979), những thành viên của nhóm cũng từng có những bình luận xã hội mạnh mẽ, đáng chú ý trong ca khúc “Children of The Ghetto” (trong album 4 From 8 của nhóm năm 1977). Ca khúc đã từng được cover lại bởi Mary J Blige, Earth, Wind & Fire’s Philip Bailey, hay ngôi sao nhạc jazz saxophone Courtney Pine. The Real Thing xứng đáng được coi là một “Fab Four” thay thế.
Trong năm 2020 này, nhóm The Real Thing sẽ là chủ đề cho một bộ phim tài liệu đầy sức sống, bộ phim “Everything – The Real Thing Story” (được đạo diễn bởi nhà làm phim người Anh Simon Sheridan). Bên cạnh đó, nhóm cũng vừa cho ra mắt tuyển tập những ca khúc hay nhất, và lịch trình tour diễn của nhóm cũng trải dài suốt năm nay.
Giờ đây, dù nhóm chỉ còn 2 thành viên, Chris Amoo và người bạn thời thơ ấu Dave Smith (Anh trai Eddie của Chris đã mất năm 2018 và người đồng đội Ray Lake cũng đã qua đời năm 2000) nhưng nhịp đập của The Real Thing vẫn không ngừng nghỉ trong nửa thế kỷ. Đó là nguồn năng lượng dồi dào đầy lôi cuốn từ Amoo và Smith, những thanh âm đầy cháy bỏng và giàu có về thể loại, cùng với lượng fan nhiều thế hệ vẫn đắm chìm, say mê.
“Lúc thành lập nhóm, chúng tôi đơn giản chỉ muốn được hát trên sân khấu mà không nghĩ gì tới các bản thu âm. Dù chúng tôi có quyết định làm gì thì cũng sẽ làm điều đó cùng nhau”.
The Real Thing là một trong những nhóm nhạc nổi tiếng nhất những năm 1970 ở UK, vơi 5 ca khúc lọt vào top 10 hits (Ảnh: Alamy). |
Theo đạo diễn Sheridan, câu truyện của The Real Thing cần phải được kể
“Điều khiến tôi khó chịu là việc một nhóm nhạc như Sex Pistols vẫn luôn được ca tụng với những bài hát mang tính chống đối nước Anh, còn Fleetwood Mac hay The Rolling Stones thì lại được bao che cho những quá khứ của họ, trong khi nhóm The Real Thing vẫn bên nhau và biểu diễn suốt 50 năm, và bài hát “Children of The Ghetto” của họ là một ca khúc mang tính khích lệ tối thượng đầy khôn khéo từ cộng đồng da màu Anh”.
Mặc dù Eddie Amoo không may qua đời trước khi bộ phim tài liệu được hoàn thành, nhưng những bài phỏng vấn và những tấm ảnh trong kho lưu trữ cá nhân của ông chính là trái tim của bộ phim. Theo bộ phim mô tả, The Real Thing thực tế có một kết nối với nhóm The Beatles. Eddie đã cùng thành lập một nhóm nhạc có tên The Chants trong những năm 1960, và đã khiến The Beatles phải kinh ngạc với buổi thử giọng tại Cavern Club. The Chants đã được mời cùng hát với The Beatles trên sân khấu vào tối hôm đó. Họ đã được ký hợp đồng ghi âm và từng được quản lý bởi nhà quản lý của The Beatles là Brian Epstein, mặc dù những lời tán dương mà nhóm gặt hái được không chuyển thành những danh tiếng về mặt thương mại.
Linh hồn chốn nội thành
Theo Chris Amoo, sự hình thành âm thanh của The Real Thing bắt nguồn từ một khu vực khác trong nội thành, đó là Toxteth, nơi sinh sống của phần đông những người lao động da đen và được ví như Harlem của Anh.
“Ngay từ khi chúng tôi lớn lên ở Liverpool thì luôn có một ranh giới vô hình bao quanh Toxteth. Chúng tôi không bao giờ vượt quá ranh giới ấy. Tại đây, chúng tôi có những câu lạc bộ và quán ăn riêng, và cả một cộng đồng tuyệt vời. Nếu đặt chân vào trung tâm thành phố, chúng tôi dường như không được chào đón, đặc biệt nếu đi cùng với những người bạn của mình. Chúng tôi luôn nhìn Toxteth bằng sự tích cực bởi nơi đây cho chúng tôi sự bảo vệ, là nơi an toàn và luôn có ai đó xung quanh”, Amoo chia sẻ.
Họ là ban nhạc đầu tiên có các thành viên đều là người Anh da đen và sở hữu một đĩa đơn đứng đầu UK, You to Me are Everything (Ảnh: Alamy). |
Bên cạnh đó, sự thân thiện nơi căn cứ không quân Mỹ Burtonwood cũng đóng vai trò quan trọng. Amoo còn nhớ những quân nhân da đen Mỹ thường giao du ở Toxteth trong những năm 60 và đầu những năm 70, và họ thường mang theo những đĩa nhạc cùng họ. Khi còn nhỏ, Amoo và bạn bè thường thích những ca khúc mang tính chính trị sắc nét như bài quốc ca “We’re A Winner” của Curtis Mayfield sáng tác năm 1967 mang đậm niềm tự hào của người da đen, hay các bài hát của Marvin Gaye, The Last Poets và Gil Scott-Heron. Những cảm hứng ấy xuyên suốt trong những sáng tác của The Real Thing
“Bạn sẽ không thể nghe The Beatles tại khu vực này của Liverpool, thay vào đó là reggae và những ca khúc đậm chất soul”.
Theo nhà văn chuyên viết về âm nhạc Paul Du Noyerm, nhiều người thậm chí không biết rằng The Real Thing thực chất là một nhóm nhạc của Liverpool, nhiều người còn cho rằng các thành viên của nhóm không phải là người Anh. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng nhóm nhạc đã cho thấy khả năng vừa làm nên những ca khúc pop vượt thời gian mà vẫn phản ánh được những thực tại của cuộc sống thành thị. Theo ông, The Real Thing đã cho thấy sự đột phá to lớn vào nền âm nhạc da đen ở Anh.
Theo nhà văn kiêm DJ Bill Brewster, The Real Thing nổi bật với hình ảnh của một nhóm nhạc R&B tuyệt vời. Họ đã mang những trải nghiệm ở Toxteth vào trong âm nhạc và chơi nó bằng một phương thức xã hội hơn là mang tính chính trị. Họ đã bị đánh giá thấp dù đã cho ra mắt rất nhiều những bản thu tuyệt vời.
Với tên gọi ban đầu là The Sophisticated Soul Brothers, nhóm nhạc của Chris Amoo đã đổi tên thành The Real Thing (lấy cảm hứng từ một quảng cáo nước uống nổi tiếng) khi đang tham gia một cuộc thi dành cho các nhóm nhạc trẻ trên TV có tên gọi Opportunity Knocks (giống như cuộc thi X Factor) vào năm 1972.
Top bảng xếp hạng
Giữa những năm 70, The Real Thing đã kiếm cho mình một hợp đồng thu âm, ra mắt lần đầu tiên trên chương trình bảng xếp hạng âm nhạc Anh Top of the Pops của BBC. Nhóm thường xuyên làm việc với nghệ sĩ nhạc rock David Essex, chơi bên cạnh những nhạc sĩ của Mile Davis tại Greenwich Village với khán giả là những người như Rod Stewart. Lúc này, Eddie chính thức ra nhập nhóm thay Kenny Davis.
Vậy nhưng sự đột phá về mặt thương mại của nhóm lại đến từ sự hợp tác quốc tế thành công và đầy vang dội với các nhà viết nhạc và sản xuất Ken Gold và Michael Denne trong ca khúc như “You to Me Are Everything” và “Can’t Get by Without You”.
Những giai điệu mở đầu của các ca khúc ấy đầy sự phấn chấn, thế nhưng tư liệu về The Real Thing lại bắt đầu bởi những âm hưởng khắc nghiệt hơn nhiều: như một cuộc diễu hành đường phố của lực lượng mặt trận quốc gia chống phân biệt chủng tộc và những nhà vận động chống nhập cư kỳ lạ, rồi hình ảnh một kẻ cuồng tín đang huênh hoang một cách độc ác khi những phụ nữ hàng xóm da đen bị ép phải đi vòng xung quanh hắn. Những hình ảnh ấy đem đến cảm giác đáng lo ngại trong xã hội ngày nay.
Cảnh sát quốc gia trước sự chống trả từ các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc trong giai đoạn cao trào những năm 1970 (Ảnh: Alamy). |
Theo Amoo, khía cạnh phân biệt chủng tộc ấy chính là bối cảnh xuyên suốt của bộ phim, đó chính là thời đại mà ông đã từng lớn lên. Mặc dù họ phải đối mặt với những thời khắc huy hoàng cũng như tăm tối của nền công nghiệp âm nhạc, nhóm nhạc vẫn quyết định ở gần với Toxteth. Và khi các cuộc bạo loạn chống cảnh sát nổ ra ở khu phố vào năm 1981, phương tiện truyền thông thường xuyên trở nên phân biệt chủng tộc, và danh tiếng của Toxteth bị hủy hoại.
Những thành công khi ấy cũng không đem lại cho họ sự an toàn. Người bạn quá cố của Amoo, Ray Lake, xuất hiện như một bóng ma xuyên suốt Everything. Bộ phim cũng cho người xem thấy được những rắc rối mà Lake phải trải qua và cả sự tài năng xuất chúng của anh. Thậm chí giờ đây, giọng ca đầy buồn bã mà đậm tính thi ca của Lake được ghi âm trong ca khúc “Children of The Ghetto” cũng đủ xé tim người nghe. Lake đã phải vật lộn với những vấn đề về thần kinh và hậu quả của việc sử dụng thuốc, và đó cũng là nguyên nhân khiến ông rời nhóm. Ông qua đời vào năm 2000 khi mới chỉ 48 tuổi.
Về mặt nghệ thuật, The Real Thing thực sự là một “mối đe dọa” với 4 thành viên đẹp trai, thông minh, mạnh mẽ, hùng dũng. Họ đã đưa được một bức chân dùng đầy tính tích cực của sự nam tính thời trai trẻ của thanh niên da màu hòa vào nền văn hóa đại chúng có tính phản động đó. Phạm vi sáng tạo của họ hiển nhiên khiến họ khó có thể được phân loại vào thị trường nhạc pop. Và những âm hưởng đầy lãng mạn trong album “4 From 8” năm 1977 của họ lúc đầu đã trở nên lạc lõng.
Hết thời
Theo Amoo, hiện nhóm đang viết một vài sáng tác như một dạng Liverpool Medley (một album dài 11 phút bao gồm sự kết hợp các ca khúc Liverpool Eight/ Children of The Ghetto/ Stanhope Street). Theo ông, đó chính là định hướng mà nhóm sẽ đi, cho dù có thể bây giờ không phải thời điểm để khán giả tiếp nhận nó, trong khi các trạm phát thanh thì không hứng thú bởi nó không đem lợi ích về mặt thương mại.
Hầu hết những ca khúc của The Real Thing vẫn đang đứng vững trước thử thách của thời gian, thế nhưng dường như nhóm đã mắc một sai lầm khi biểu diễn tại resort Sun City trong thời kỳ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi vào năm 1983. Họ đã hát “Children of The Ghetto” cho những khán giả mà họ nghĩ thuộc đối tượng hỗn hợp (cả da đen lẫn trắng). Khi bị yêu cầu dừng hát, nhóm đã nhận ra sai lầm của mình.
Được nói là Sun City đã thuộc về một bang không còn chịu ảnh hưởng của các luật lệ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, nhiều nghệ sĩ như Isaac Hayes, Tina Turner đã đến biểu diễn. |
Giữa thời kỳ những năm 70 và 80 tại Anh, những hình thức giải trí nhẹ nhàng thậm chí cũng mang tư tưởng kỳ thị. Theo Amoo, ông và nhóm đã quá quen với những điều ấy và coi đó như những “trò đùa”.
“Tôi không phải là kiểu người quay mặt với thực tại, nhưng tôi cũng nghĩ tới cha và mẹ của mình. Nếu điều đó trở nên nặng nề trong suốt quá trình chúng tôi trưởng thành, có lẽ họ sẽ không có cơ hội để nói điều gì cả”.
Một vài tư liệu về The Real Thing đã mất dần theo năm tháng, như những giọng ca của họ trong bản hùng ca âm nhạc của Jeff Wayne trong thập niên 70 “The War of the World”, rồi cả những thước phim tư liệu về họ cũng bị xóa sạch như sự ra mắt trên Opportunity Knocks (lần đầu tiên một nhóm toàn da đen xuất hiện trong một cuộc thi tài năng của UK trên truyền hình). Vậy nhưng những di sản còn sót lại vẫn mang âm hưởng tiên phong, và Amoo thì vẫn “nhột” bởi sự so sánh “Fab Four”.
Được biết Ringo Starr đã đến xem khi The Real Thing biểu diễn tại đại lộ Roxy ở LA năm 1974. Và Paul McCartney đã bày tỏ sự thích thú khi nhóm cover bài Eleanor Rigby của The Beatles.
“Chúng tôi không thể làm điều gì khác ngoài âm nhạc, đó là tất cả tài năng của chúng tôi”, Amoo cho biết.
Ý nghĩa thực sự đằng sau ca khúc kinh điển vào năm mới “Happy New Year”
Là một ca khúc bất hủ, được vang lên vào những ngày đầu năm mới và làm lay động, thổn thức con tim của hàng triệu người ngh