Ngôi sao "Spartacus" Kirk Douglas qua đời ở tuổi 103: Chân dung một huyền thoại

Nam diễn viên gạo cội người Mỹ Kirk Douglas, một trong những diễn viên thuộc thế hệ vàng của Hollywood, vừa qua đời ở tuổi 103.

Nam tài tử hàng đầu Hollywood Kirk Douglas, diễn viên huyền thoại trong các bộ phim như "Spartacus" và "Champion", vừa qua đời ở tuổi 103. Thông tin được con trai của ông, nam diễn viên Michael Douglas thông báo.

Tài tử gạo cội Kirk Doughlas thời trẻ
Tài tử gạo cội Kirk Doughlas thời trẻ

"Thật buồn gia đình tôi phải thông báo rằng, Kirk Douglas đã rời bỏ chúng ta, hôm nay, ở tuổi 103", Michael Douglas viết trên tài khoản Instagram chính thức của mình. "Đối với thế giới, ông là một huyền thoại, một diễn viên của thời hoàng kim với những bộ phim đã đi vào lịch sử điện ảnh, một người tốt bụng và đạo đức. Đối với tôi và anh em Joel, Peter, Catherine, ông là một người cha mẫu mực, và với vợ Anne, ông là một người chồng tuyệt vời. "

Michael Douglas nói rằng, cha ông đã có một cuộc sống đẹp đẽ và đầy màu sắc, ông đã để lại một di sản lớn lao cho lịch sử điện ảnh, ông cũng một nhà từ thiện nổi tiếng hết mình vì con người và mang lại hòa bình cho hành tinh". Anh nói thêm: "Hãy để tôi kết thúc bằng những lời tôi nói với anh ấy vào ngày sinh nhật cuối cùng của anh ấy và điều đó sẽ luôn luôn đúng" Bố thân yêu - tôi yêu người rất nhiều và tôi rất tự hào là con trai của người."

Kirk douglas và con trai Michael Douglas cùng con dâu Catherine Zeta-Jones
Kirk douglas và con trai Michael Douglas cùng con dâu Catherine Zeta-Jones

Khởi đầu của một huyền thoại

Không chỉ là một người đàn ông mẫu mực ở ngoài đời, nam diễn viên gạo cội luôn là một nhân vật xuất chúng của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới, ông giống như sợi dây nối trường tồn của điện ảnh hiện đại với thời kì vàng son của Hollywood.

Trong kí ức của hầu như tất cả những người đã chứng kiến, hiếm khi Douglas xuất hiện một cách mờ nhạt. Ông luôn được nhớ đến với trí tuệ, sự thông thái và mạnh mẽ.

Ngôi sao

Tính cách mạnh mẽ của Douglas thường làm lu mờ những người xung quanh. Trong cuộc phỏng vấn với nhà phê bình quá cố Roger Ebert (1942 – 2013, là một nhà phê bình phim người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer. Ông nổi tiếng qua mục phê bình xuất bản hàng tuần trong tờ báo Chicago Sun-Times từ năm 1967 - PV), Douglas đã đáp trả thẳng thắn về những quan niệm sai lầm được đưa ra:

"Đừng đóng khung tôi trong suy nghĩa của bạn về một ngôi sao điện ảnh," ông nói. "Tôi không phải là một ngôi sao điện ảnh ngay từ khi mới sinh ra. Tôi cũng bắt đầu là một diễn viên bình thường như bao người khác. Nhưng đằng sau đó, bạn đừng quên mất những giá trị thuộc về con người phía sau hào quang của ngôi sao điện ảnh."

Cha mẹ của nam diễn viên là những người nhập cư từ Nga, ông đã nỗ lực và tự lập để trở thành một diễn viên sau Thế chiến II, với ngoại hình đầy nam tính của mình. Sau đó, ông kết giao với một diễn viên tài năng khác trong những năm đó, Burt Lancaster, hai người có sự kết hợp tuyệt vời trong bảy bộ phim, bao gồm "Gunfight at OK Corral" và phim kinh dị  "Seven Days in May".

Douglas có năng khiếu trong lĩnh vực thể thao, khi trưởng thành ông theo học Đại học St. Lawrence và giành được học bổng môn đấu vật, ông cũng không nề hà với công việc làm vườn và gác cổng để trang trải cuộc sống. Sau đó, anh giành được học bổng của Học viện Nghệ thuật Sân khấu ở New York và chuyển đến Big Apple. 

Năm 1941, Douglas lần đầu xuất hiện tại sân khấu Broadway. Hai năm sau, anh cưới Dill. Cặp đôi đã có hai con, Michael và Joel, trước khi ly hôn năm 1951.

Khi được giải ngũ khỏi Hải quân, nơi ông phục vụ trong Thế chiến II, Douglas mong muốn sẽ trở lại sân khấu. Tuy nhiên, đồng nghiệp cũ của anh, Bacall đã giới thiệu anh với nhà sản xuất Hollywood Hal Wallis và Douglas thấy mình cần có một sự khởi đầu mới.

Làm phim

Sau một vài bộ phim đầu tiên chưa thực sự nhận được sự đón nhận nồng nhiệt, phải đến "Champion" (1949)  - trong vai một võ sĩ máu lạnh, sẵn sàng giẫm đạp lên những người xung quanh để giành chiến thắng - tên tuổi của Douglas mới thực sự vươn lên tầm ngôi sao hàng đầu và được đề cử Oscar.

Tài năng của doglas đã vượt xa giới hạn của một diễn viên. Giống như Lancaster, ông đã nắm quyền kiểm soát sự nghiệp của mình vào giữa những năm 1950 bằng cách thành lập công ty sản xuất của riêng mình, để tự khám phá và khai thác khả năng của bản thân cũng như từng bước tạo lập thương hiệu cá nhân. Ông cũng là người nâng đỡ cho đạo diễn tài năng Stanley Kubrick, người đã hợp tác với ông trong hai bộ phim đáng nhớ là "Con đường vinh quang" và "Spartacus".

1951: Kirk Douglas tại một bàn ăn dã ngoại trên sa mạc trong bộ phim của đạo diễn Billy Wilder, 'Ace In The Hole.'
1951: Kirk Douglas tại một bàn ăn dã ngoại trên sa mạc trong bộ phim của đạo diễn Billy Wilder, 'Ace In The Hole.'

Douglas thành công nhất trong những vai phản diện. ông thực sự tỏa sáng với bộ phim kinh điển "Out of the Past" năm 1947, tiếp theo là "Champion", "The Bad and the Beautiful" và "The Vikings".

Douglas cũng xuất sắc trong thể loại hành động kịch tính, với một chút lạnh lùng pha lẫn hài hước. Anh ấy đã xuất sắc trong vai những nhân vật dũ dội, mang đến cho khán giả những cảm xúc đau thương buồn bã, với những kết cục đau thương.

Nam diễn viên được đề cử Oscar cho vai Vincent Van Gogh trong "Lust for Life", "Champion" và "Bad and the Beautiful", nhưng rất tiếc đã không giành được giải thưởng. Sau đó ông nhận được một giải thưởng thành tựu trọn đời vào năm 1996, ông đã hát một bản song ca đáng nhớ với Lancaster tại Lễ trao giải Oscar 1958, và khán giả đã thấy họ hạnh phúc như thế nào cho dù không nhận được giải thưởng.

Cá tính mạnh mẽ

Với cá tính mạnh mẽ, tài năng của douglas còn thể hiện ở nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. Nổi tiếng nhất có lẽ là việc Douglas đã cho phép nhà biên kịch Dalton Trumbo, một biên kịch tài năng nhưng do một vài vấn đề về luật pháp, ông bị cho vào "danh sách đen" của ngành điện ảnh Mỹ. Douglas đã sử dụng kịch bản của Dalton Trumbo cho bộ phim "Spartacus", một tác phẩm điện ảnh lẫy lừng của ông sau này, bất chấp những ý kiến phản đối cho rằng làm việc với một nhà biên kịch trong "danh sách đen" thực sự là một sự mạo hiểm. 

Nhưng với Douglas, tài năng của người nghệ sỹ là yếu tố được đặt lên hàng đầu, và ông đã chứng minh cho sự lựa chọn của mình với những bộ phim hay nhất cùng  Dalton Trumbo như "Lonely are the Brave" (1962).

"Tất cả bạn bè của tôi đã nói với tôi rằng tôi thật ngu ngốc, đã đánh cược mạo hiểm sự nghiệp của mình. Đó là một rủi ro rất lớn", Douglas viết trong "Con trai của Ragman".

Với thành công vang dội của "Spartacus" và một bộ phim khác do Trumbo viết là "Exodus" của Otto Preminger (1960), Douglas đã khiến cho những hoài nghi về các nghệ sỹ trong "danh sách đen" biến mất. Douglas sau đó đã viết một cuốn hồi ký về thời kỳ "Tôi là Spartacus!: Tôi làm phim và phá vỡ "danh sách đen".

Giống như nhiều nghệ sỹ cùng thời ở Hollywood, sự nghiệp của Douglas đi xuống vào cuối thập niên 60, mặc dù ông vẫn có những bộ phim thành công, nhưng không nhiều, như: "The Fury" (1978) và "The Man From Snowy River" (1982) . Ông xuất hiện nhiều hơn ở các bộ phim truyền hình và được nhiều người yêu thích với nhiều vai chính để lại dấu ấn như "Chiến thắng tại Entebbe" (1976) và "Amos" (1985).

  Kirk Douglas trong bộ phim 

Kirk Douglas trong bộ phim "Spartacus"

Ông cũng dành thời gian cho các công việc từ thiện, thành lập Quỹ Douglas cùng với vợ mình, Anne Buydens, người mà ông kết hôn vào năm 1954. Tổ chức từ thiện này hướng đến những người già vô gia cư và bị lạm dụng.

Ngay cả cho đến năm 1996, sau một cơn đột quỵ, mọi người vẫn luôn thấy Douglas tràn đầy năng lượng và đầy mạnh mẽ. Cho dù cơn đột quỵ khiến ông khó khăn trong việc giao tiếp và gây tổn hại lớn đến tâm trí. 

Ông nói với tạp chí People năm 1997: "Tôi phải thừa nhận tôi không dũng cảm như trong phim. Tôi là con người, và giống như nhiều người sau một cơn đột quỵ, tôi phải đối mặt với chứng trầm cảm nặng", ông nói.

Cuốn tự truyện năm 1988 đã nói ở trên, "Con trai của Ragman", là một tác phẩm kinh điển của Hollywood, kể chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của các nghệ sỹ nổi tiếng. Như tờ New York Times mô tả, cuốn sách có nội dung "giống như một tập truyện mà nam diễn viên đã kể trong bữa tối trong nhiều năm".

Douglas và người vợ thứ hai có hai con trai, Peter và Eric. Eric Douglas, một diễn viên, sau đó đã qua đời vì dùng thuốc quá liều vào năm 2004.

Kirk khi về già cũng con trai Michael
Kirk khi về già cũng con trai Michael

Tuy nhiên, Kirk Douglas luôn cố gắng nhìn về phía trước. Sau nhiều những cống hiến và danh hiệu trong suốt cuộc đời dành cho điện ảnh - bao gồm một giải Oscar danh dự, Quả cầu vàng, giải thưởng danh dự của Trung tâm Kennedy và giải thưởng mang tên anh tại Liên hoan phim Santa Barbara - ông thực sự trở thành huyền thoại điện ảnh của Viện điện ảnh Mỹ. Douglas đứng thứ 17 trong số các diễn viên nam trong danh sách.

Sau này, nhiều thế hệ diễn viên cũng đã thể hiện lại các vai diễn theo phong cách của Douglas, tuy nhiên với khả năng diễn xuất nhiều màu sắc và cá tính điện ảnh, chưa có một diễn viên nào thực sự vượt qua được Kirk Douglas..

LA (theo CNN)

Huyền thoại điện ảnh Stefan Lambov Danailov qua đời

Huyền thoại điện ảnh Stefan Lambov Danailov qua đời

Stefan Lambov Danailov đã qua đời ngày 27-11 tại một bệnh viện của Học viện Quân y ở Thủ đô Sofia, sau một thời gian dài lâm bệnh, thọ 76 tuổi.