Dư luận thế giới phản ứng thế nào trước các video âm nhạc chứa hình ảnh tự tử?

Một vài ca sĩ nối tiếng trên thế giới cũng đã từng nhận muôn vàn chỉ trích của dư luận vì công chiếu sản phẩm âm nhạc chứa phân cảnh tự tử.

Everytime, Britney Spears

Bản ballad u sầu “Everytime”  là một trong những bài hát “kì lạ” và gây tranh cãi nhất của Britney Spears.

Năm 2004, nữ ca sĩ dính nhiều tin đồn xoay quanh việc cô cần sự giúp đỡ vì vấn đề sức khỏe tâm thần. Được biết, video “Everytime” là lời đáp trả của Britney về những tin đồn đó.

Theo MTV, đoạn clip quay cảnh Britney nằm trong bồn tắm với một chai thuốc, và sau đó cô ấy bị chết đuối. Ý tưởng cốt truyện cho video này của cô đã nhận phải vô số lời chỉ trích, đặc biệt khi nữ ca sĩ có khối lượng lớn fan hâm mộ nhỏ tuổi.

Britney Spears. Ảnh: Pinkvilla
Britney Spears. Ảnh: Pinkvilla    

Thời điểm đó, có rất nhiều lá thư gửi đến cho MTV News’ You Tell Us. Fey, 24 tuổi ở Beverly Hills, California, viết: “Britney đang lợi dụng hành vi tự tử. Anh trai tôi đã tự sát và mất. Tôi cảm thấy rất căm phẫn Britney, đây không phải thứ gì hay ho cả. Cái chết sẽ không giải phóng bạn, nó ăn mòn những người thân yêu thương bạn, những người ở lại.”

Một người khác tên Amber, 18 tuổi ở Wataga, Illinois chia sẻ: “Không nên công chiếu video này. Trong khi vấn nạn tự tử đang tăng cao ở mức báo động, MV này lại tôn vinh điều đó. Tôi đã mất một người bạn vì tự tử, và cốt truyện video này khiến tôi ghê tởm.”

Đáp lại, nữ ca sĩ cho biết mục đích của cô chỉ là miêu tả một cái chết do tai nạn chứ không phải là một vụ tự tử. Đồng thời, Britney tuyên bố cô không ủng hộ việc tự sát, và khuyến khích mọi người nên đến gặp những bác sĩ tâm lí chuyên nghiệp. Cô đã quyết định thay đổi phân cảnh trong video để mọi người không hiểu lầm đó là một vụ tự sát.

Cuối cùng, phân đoạn cái chết của nhân vật vẫn lấy bối cảnh trong nhà tắm, song thay đổi tình tiết thành Britney bị trượt chân ngã và được đưa đến bệnh viện.

Space Bound, Eminem

Năm 2011, video âm nhạc “Space Bound” của Eminem đã phải nhận phản ứng dữ dội khi có nhiều tình tiết bạo lực, đặc biệt là phân đoạn nam rapper tự sát bằng súng.

Trong video, nhân vật nam đã bóp cổ bạn gái vì nghi ngờ cô không chung thủy, sau đó dí súng vào đầu tự bắn mình. Cácmáy quay còn đặc biệt tập trung vào nhiều góc cảnh để nhấn mạnh “sự khủng khiếp” khi máu chảy.

Eminem. Ảnh: Christopher Polk/Getty
Eminem. Ảnh: Christopher Polk/Getty

Sau khi công chiếu, các nhóm nuôi dạy con cái, bao gồm cả tổ chức Mothers Against Violence đã chỉ trích kịch liệt nam rapper vì truyền tải không chỉ phương pháp tự tử cực đoan mà còn có bạo lực phụ nữ.

Một phát ngôn viên bày tỏ bức xúc: “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi những gì chúng nhìn thấy. Nếu việc sử dụng bạo lực được phổ biến rộng rãi, hành vi như này sẽ trở thành thói nghiện. Eminem quá ích kỷ, thật xấu xa khi không suy nghĩ cho những gia đình bị ảnh hưởng.”

Trang Hollywood Life đưa tin David Caplan đánh giá là MV là “vượt qua ranh giới”. Kathleen Perricone cũng chia sẻ video âm nhạc “Space Bound” “đáng lo ngại” trên New York Daily News.

People, The 1975

Năm 2019, nhóm nhạc 1975 đã gây tranh cãi khi công chiếu video cho bài hát “People”. Trong MV, ca sĩ chính Matt Healy đã mặc một chiếc áo dính đầy bom và nhấn ngòi tự nổ tung.

Dư luận chỉ trích MV ca nhạc không chỉ vì hình ảnh bạo lực mà còn vì cho rằng video đã gợi lại vụ khủng bố bom năm 2017 ở thành phố Manchester (Anh) khiến 22 người thiệt mạng.

Gia đình của các nạn nhân xấu số bày tỏ căm phẫn với ban nhạc. Figen Murray, mẹ của nạn nhân Martyn Hett đã chia sẻ trên Twitter: “Thật đáng xấu hổ. 1975, Matt Healy đã nghĩ cái quái gì khi phát hạnh một video âm nhạc mà cậu đang mặc cái áo đầy bom rồi tự cho nổ tung cơ chứ? Càng xấu hổ hơn khi cậu đến từ Manchester. Đó là một sự sỉ nhục lớn đối với cái chết thương tâm của 22 nạn nhân.”

Một người dùng khác phản hồi: “Video này như đang muốn diễn tả sự quyến rũ của những kẻ khủng bố. Làm thế nào mà thứ như này lại đang được lưu hành để cho bọn trẻ xem vậy?”

The 1975. Ảnh: Internet
The 1975. Ảnh: Internet

Alex Klis, 21 tuổi, có cha mẹ là nạn nhân của vụ nổ năm đó, đã chia sẻ với trang The Sun: “Em mong đợi điều tốt hơn, đặc biệt là từ một người cũng đến từ Manchester. Tự dính bom lên người chả phải điều gì hay ho. Các vụ khủng bố không phải là thứ bạn sử dụng để làm cho MV ca nhạc trông thật ngầu.”

Rất nhiều bài viết trên Twitter chỉ trích nhóm nhạc Pop-rock: “Các cậu thật sự kinh tởm. Thật thiếu tôn trọng đối với những người chịu mất mát bởi vụ nổ. Tôi đã chết lặng khi thấy hình ảnh trong MV này, nhóm nhạc và bên quản lý đã nghĩ cái gì thế không biết?”

1-800-273-8255, Logic

Năm 2017, rapper Logic đã phát hành một video âm nhạc tên 1-800-273-8255. Dãy số chính là số của đường dây nóng phòng chống tự tử quốc gia của Mỹ. Cùng đề cập tới việc tử tử nhưng video này là một ngoại lệ.

Năm 2017, rapper Logic đã phát hành một video âm nhạc tên 1-800-273-8255. Trong MV cũng đã xuất hiện phân cảnh một cậu bé là người đồng tính quyết định tự tử bằng súng sau khi bị bắt nạt trên lớp và không được bố mẹ ủng hộ. Tuy nhiên, trái ngược với những video đã nêu tên trên, 1-800-273-8255 lại có cái kết có hậu.

Trên thực tế, dãy số tên bài hát chính là số của đường dây nóng phòng chống tự tử quốc gia của Mỹ, và bài hát của Logic chính là lời động viên của nam rapper với mọi người: hãy tìm đến sự giúp đỡ, bắt đầu bằng số hotline tên bài hát thay vì chọn cách đi đến cái chết.

Bài hát đã nhanh chóng được đông đảo người ủng hộ và tán dương. Ngoài ra, một nghiên cứu năm ngoái cũng đã chỉ ra “1800-273-8255” của Logic đã cứu sống hàng trăm người.

Nghiên cứu đưa ra ví dụ cụ thể là sau khi bài hát được trình diễn tại MTV Video Music Awards vào tháng 08/2017, các cuộc gọi đến đường dây nóng ngăn chặn tự tử tăng 5%.  Tỷ lệ tự tử ở trẻ 10-19 tuổi cũng đã giảm 5,5% sau khi “1800-273-8255” được biểu diễn ở Grammys 2018.

Logic. Ảnh: Scott Legato/Getty Images
Logic. Ảnh: Scott Legato/Getty Images

Tác giả nghiên cứu Thomas Niederkrotenthaler, giáo sư khoa y tế dự phòng và xã hội Đại học Y Vienna chia sẻ: “Những người nổi tiếng và kể cả người bình thường đều có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tự tử nếu họ chia sẻ về cách họ đối phó với các tình huống khủng hoảng và suy nghĩ tự sát”.

HƯƠNG GIANG (Tổng hợp)

22 người ăn đặc sản với hàng chục kg tôm hùm, cá bò, mực lá... trả 42 triệu đồng sau đó tố quán chặt chém

22 người ăn đặc sản với hàng chục kg tôm hùm, cá bò, mực lá... trả 42 triệu đồng sau đó tố quán chặt chém

Ngày 28/4, một quán hải sản ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) bị nhóm khách phản ánh "hét giá” với hóa đơn hơn 42 triệu đồng cho hơn 20 người ăn.