Hóa thạch khủng long tại Australia làm thay đổi lịch sử tiến hóa

Các hóa thạch đã mô tả chi tiết câu chuyện tiến hóa độc nhất vô nhị, làm cho kỷ Phấn trắng tại Australia trở nên khác biệt.

Một loạt hóa thạch mới được khai quật ở miền Đông Nam Australia đang gây chấn động giới khoa học khi tiết lộ loài megaraptorid lâu đời nhất từng được ghi nhận và bằng chứng xác thực đầu tiên về loài carcharodontosaur trên lãnh thổ lục địa này.

Những phát hiện mới khám phá hệ thống sinh thái tiến hóa độc đáo từ đầu kỷ Phấn trắng, đồng thời làm thay đổi những nhận định trước đây về sự phát triển của loài khủng long.

Hóa thạch khủng long tại Australia làm thay đổi lịch sử tiến hóa

Thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Bảo tàng Victoria và nghiên cứu sinh tiến sĩ Jake Kotevski từ Đại học Monash, nhóm nghiên cứu tập trung vào 5 hóa thạch khủng long chân thú được phát hiện dọc theo bờ biển Victoria, bao gồm tầng Strzelecki (121,4–118 triệu năm trước) và tầng Eumeralla (113–108 triệu năm trước).

Những tàn tích mới đã cho thấy sự sắp xếp bất ngờ giữa các loài khủng long ăn thịt, khi loài megaraptorid lớn (dài 6-7m) cùng tồn tại với loài carcharodontosaur nhỏ hơn (dài 2-4m) và unenlagiine nhỏ nhất (dài 1m). Điều này hoàn toàn trái ngược với các hệ sinh thái khác khi loài carcharodontosaur thường vượt trội các loài khủng long ăn thịt về kích thước.

Jake Kotevski nhận định: "Phát hiện này cho thấy hệ sinh thái động vật ăn thịt tại Victoria có sự khác biệt đáng kể so với Nam Mỹ, nơi loài carcharodontosaur đạt kích thước tối đa 13m vượt xa loài dưới cấp megaraptorid”.

Hai trong số các hóa thạch mới được xác định nằm trong số những loài megaraptorid sớm nhất được biết đến trên toàn thế giới, khiến các chuyên gia phải xem xét lại dòng thời gian tiến hóa của chúng.

Vì những loài megaraptorid này phát triển mạnh tại Australia vào thời điểm sớm như vậy, chúng có thể đã đóng một vai trò quan trọng hơn trong các quần thể động vật ăn thịt tại siêu lục địa Gondwana so với những gì được công nhận trước đây.

Theo tiến sĩ Thomas Rich, “Những phát hiện này cũng thách thức những giả định trước đây về hệ thống phân cấp kích thước cơ thể trong hệ sinh thái động vật ăn thịt Gondwana, làm nổi bật hệ động vật kỷ Phấn trắng độc đáo của Victoria”.

Những mối liên hệ này với các khu vực Gondwana khác củng cố giả thuyết rằng khủng long và các động vật khác đã di cư giữa các khối đất liền được kết nối trước khi các lục địa dịch chuyển cô lập một số quần thể.

Theo thời gian, sự cô lập như vậy có thể dẫn đến những con đường phát triển tiến hóa khác biệt, giải thích tại sao loài megaraptorid Australia, thay vì loài carcharodontosaur, chiếm lĩnh vị trí động vật ăn thịt đầu bảng.

Theo ông Tim Ziegler, quản lý bộ sưu tập tại Viện Nghiên cứu Bảo tàng Victoria, việc lưu trữ và nghiên cứu hóa thạch trong bảo tàng rất quan trọng. Những mẫu vật tồn tại hàng thập kỷ trước khi được tái khám phá sẽ giúp làm sáng tỏ những chương bí ẩn trong lịch sử Trái đất.

Với những phát hiện đang tiếp tục được khai thác, những bằng chứng mới chắc chắn sẽ còn làm thay đổi hiểu biết về sự tiến hóa của loài khủng long trong tương lai.

TM (theo Earth)

Trung Quốc phát hiện hóa thạch kỷ Jura hé lộ nguồn gốc loài chim

Trung Quốc phát hiện hóa thạch kỷ Jura hé lộ nguồn gốc loài chim

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa khai quật được hóa thạch loài chim đuôi ngắn cổ xưa nhất, có niên đại khoảng 150 triệu năm, ở tỉnh Phúc Kiến.