Mặc ai nói là “vô dụng”, ngành học này vẫn có điểm chuẩn cao chót vót: Kinh nghiệm 3 năm, lương có thể tới 30 triệu đồng/tháng

Cho đến 2025, ngành này cần tới 21.000 lao động trở lên mỗi năm.

Mới đây, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã công bố điểm chuẩn 5 phương thức xét tuyển sớm. Đáng chú ý, điểm chuẩn của ngành Marketing nằm trong nhóm có điểm chuẩn cao nhất. Cụ thể, ở phương thức 2 (các diện xét tuyển 1,2,3,4) chương trình chuẩn của ngành này có mức điểm chuẩn lần lượt là 28,5-27-28-28. Ở phương thức 3 xét tuyển kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn, điểm chuẩn ngành là 28,8 điểm. Ở phương thức 4 và 5, điểm chuẩn 930 và 300.

Trường Đại học Tài chính - Marketing
Trường Đại học Tài chính - Marketing

Không chỉ riêng tại trường Đại học Tài chính - Marketing mà tại nhiều trường đại học khác như trường Đại học Kinh tế TPHCM; trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM); trường Đại học Công thương TPHCM thì Marketing cũng là ngành thuộc top có điểm chuẩn đầu vào cao nhất. Học sinh muốn trúng tuyển phải có năng lực học tập thật sự xuất sắc, cũng như phải cạnh tranh gắt gao với nhau để giành cơ hội trúng tuyển. Điều đáng nói là trước đó, Marketing từng bị nhiều Tiktoker “ném đá”, quy chụp là “ngành học vô dụng”, “ngành học vô dụng nhất”, “những ngành có tấm bằng vô dụng nhất”;…

Thực tế, Marketing là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức doanh nghiệp. Có thể thấy, hiện nay tất cả các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hoặc sản xuất hàng hóa đều cần một đội ngũ Marketing để quảng cáo thương hiệu của mình rộng rãi, từ đó tiếp cận đến số đông khách hàng, người tiêu dùng. Với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vai trò của ngành này càng trở nên quan trọng hơn. Do vậy, cơ hội việc làm của các sinh viên ngành này là rất lớn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo bản tin thị trường lao động Việt Nam Quý IV/2022, "Bán lẻ, chăm sóc khách hàng”, "Bán hàng tiếp thị số" là 2 trong 5 nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất. Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hà Nội cho đến 2025, ngành Marketing cần tới 21.000 lao động trở lên mỗi năm. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay được gia tăng đầu tư từ các công ty nước ngoài nên nhu cầu tuyển dụng nhân viên Marketing càng tăng cao hơn.

Mức lương ngành Marketing là bao nhiêu?

Theo thông tin trên website trường Đại học Hoa Sen, hiện mức lương trung bình của ngành Marketing dao động từ 10 - 30 triệu/tháng. Tuy nhiên, mức lương thực tế nhân viên ngành này nhận về còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Cụ thể, mức lương của ngành Marketing phân theo từng cấp bậc, kinh nghiệm và trình độ học vấn, với 4 đối tượng cụ thể giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm và nhân viên.

Ở vị trí giám đốc Marketing, mức thu nhập khoảng 35 - 70 triệu/tháng, trưởng phòng khoảng 25 - 35 triệu/tháng, trưởng nhóm từ 15 - 25 triệu/ tháng và cấp bậc nhân viên từ 10 - 20 triệu/tháng. Với những tập đoàn lớn và công ty nước ngoài, các mức lương trên có thể tăng gấp 2 - 3 lần.

Nếu chia theo kinh nghiệm làm việc, sẽ có những đối tượng cụ thể: Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc nhận về mức lương khoảng 8 - 10 triệu/tháng, nhân viên có 1 - 2 năm kinh nghiệm dao động từ 10 - 15 triệu/tháng, nhân viên có hơn 3 năm kinh nghiệm từ 15 - 30 triệu/tháng.

Tuy nhiên, hầu hết các nhân sự trong đang hoạt động trong lĩnh vực Marketing đều thừa nhận mức lương nhận về càng cao thì trách nhiệm và áp lực càng lớn. Để đạt được mức lương mong muốn, bạn phải có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để nâng cao vị trí và thành tích của bản thân trong công việc.

Tổng hợp

Thanh Hương

Thi đại học xong, học sinh được phụ huynh tặng quà mừng siêu lạ: Đắt đỏ nhưng ẩn chứa nhiều vấn đề đáng suy ngẫm

Thi đại học xong, học sinh được phụ huynh tặng quà mừng siêu lạ: Đắt đỏ nhưng ẩn chứa nhiều vấn đề đáng suy ngẫm

Một trong những món quà mừng con thi đại học phổ biến nhất tại Hàn Quốc là… gói phẫu thuật thẩm mỹ.