Những đồ uống có thể tăng nguy cơ đột quỵ, gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe

Uống quá nhiều nước ngọt là nguyên nhân gây tiểu đường, béo phì, mắc các bệnh tim mạch.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nước ngọt và một số đồ uống có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh lý mạn tính, nguy hiểm.

Nước tăng lực

Năm 2015, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch châu Âucho thấy nước tăng lực có hàm lượng caffein cao, dẫn tới một số tình trạng bất lợi cho sức khỏe như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột tử.

Theo bác sĩ Rula Hajj-Ali, Cleveland Clini, caffein được xem là chất giúp tỉnh táo, an toàn, song hàm lượng này trong nước tăng lực khá lớn. Nước tăng lực còn chứa nhiều chất kích thích khác. Nếu uống quá nhiều loại nước này có thể dẫn tới hiện tượng nhịp tim nhanh. Đây là “sát thủ” gây tử vong nhiều bậc nhất tại Anh và thế giới.

Những đồ uống có thể tăng nguy cơ đột quỵ, gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe

Chỉ cần một ly nước tăng lực cũng đủ kích hoạt rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.

Nước ngọt có ga

Số lượng đường ở một chai nước ngọt có ga tương đương dùng để uống 22 cốc cà phê trong ít nhất 10 ngày. Lượng đường quá lớn đi vào cơ thể khiến insulin tăng vọt, gan nhanh chóng biến đường thành chất béo gây tăng cân, béo phì.

Việc uống nước ngọt khiến cho người trẻ mắc các chứng bệnh tim mạch, đái tháo đường sớm hơn, đây đều là những nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Rượu, bia

Theo nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), rượu, bia là đồ uống trực tiếp gây ung thư. Không ít bài báo cũng khẳng định tác hại của thức uống này với sức khỏe. Tại Anh, khoảng 16% nam giới và 20% phụ nữ bị đột quỵ ít nhất một lần trong đời. Nếu họ uống thêm rượu bia, dù chỉ 1-2 ly/ngày, nguy cơ này cũng tăng lên gấp đôi.

Theo Giáo sư David Spiegelhalter, Đại học Cambridge, Anh, người uống nửa chai rượu mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 38%.

Thanh Mai

Giá xét nghiệm COVID-19 giảm 30% so với trước

Giá xét nghiệm COVID-19 giảm 30% so với trước

Theo thông tư mới của Bộ Y tế có hiệu lực từ 21/2, mức giá trần mới sẽ giảm cao nhất khoảng 30% so với giá hiện hành.