Nữ lãnh đạo lĩnh vực STEM tại tỉnh Khánh Hòa – Thực trạng và giải pháp

Trên thế giới và trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia học tập ở các cơ sở giáo dục và đại học.

STEM viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), và Mathematics (Toán học) tạo thành một nền tảng kiến thức và kỹ năng toàn diện, trang bị cho con người những công cụ cần thiết để hiểu và tương tác với thế giới xung quanh một cách hiệu quả. Đây là những lĩnh vực quan trọng không chỉ trong việc phát triển khoa học công nghệ mà còn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc nâng cao năng lực STEM trở nên càng cấp thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và góp phần xây dựng một tương lai bền vững.

TS. Lâm Thị Loan trình bày báo cáo tại Hội thảo chuyên ddeeef GIới và STEM, trong khuôn khổ Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 2024
TS. Lâm Thị Loan trình bày báo cáo tại Hội thảo chuyên ddeeef GIới và STEM, trong khuôn khổ Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 2024

Sự phát triển của STEM cũng đã tạo ra những thay đổi sâu rộng trong đời sống hàng ngày. Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, và nhiều lĩnh vực khác đều là kết quả của sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực STEM. Những tiến bộ này không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho sự sáng tạo, đổi mới và khám phá. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, việc đầu tư vào STEM là chiến lược quan trọng để các quốc gia duy trì và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Dù lĩnh vực này có nhiều tiềm năng như trên, nhưng tỷ lệ nữ giới làm việc trong lĩnh vực STEM vẫn còn hạn chế, đặc biệt là phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo. Mặc dù trong những năm qua, phụ nữ đã có những thành tựu đạt được đáng kể trong lĩnh vực STEM, Theo báo cáo của UNESCO (2021), trên thế giới, phụ nữ đã đạt được sự cân bằng ở trình độ cử nhân (53%) và thạc sĩ (55%). Tương tự như trình độ tiến sĩ, phụ nữ chiếm 44% số người tốt nghiệp. tuy nhiên so với nam giới, phụ nữ vẫn chiếm tỉ lệ làm việc trong lĩnh vực STEM thấp hơn khá nhiều. Một ví dụ điển hình là ở nước Mỹ, phụ nữ gia tăng tỉ lệ tốt nghiệp đại học, chiếm khoảng 58%, trong lĩnh vực STEM, phụ nữ có bằng đại học sấp xỉ nam giới với 36%. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ lãnh đạo trong lĩnh vự STEM chiếm tỉ lệ rất nhỏ (Laura, 2019). Tương tự như ở Mỹ, nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM còn hạn chế ở Việt Nam đặc biệt ở các tỉnh lẻ như Khánh Hoà, số lượng phụ nữ ở vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực STEM ở giáo dục đại học có tỉ lệ rất ít, do một vài nguyên nhân sau:

Định kiến giới về nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM là một vấn đề tồn tại lâu đời, ảnh hưởng sâu sắc đến sự tham gia và thăng tiến của phụ nữ trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Mặc dù có nhiều phụ nữ tài năng và xuất sắc trong các lĩnh vực này, họ vẫn phải đối mặt với những rào cản vô hình và đôi khi là hữu hình do những định kiến về giới.

Một trong những định kiến phổ biến là quan niệm rằng phụ nữ không phù hợp với các ngành STEM vì thiếu khả năng tư duy logic và phân tích, vốn được xem là những kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Điều này không chỉ làm giảm cơ hội của phụ nữ trong việc theo đuổi các ngành nghề STEM mà còn làm giảm sự tự tin và động lực của họ trong việc vươn lên các vị trí lãnh đạo.

Ngoài ra, phụ nữ thường phải đối mặt với những kỳ vọng xã hội về vai trò giới, chẳng hạn như trách nhiệm gia đình và việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những kỳ vọng này có thể tạo áp lực và làm hạn chế khả năng thăng tiến trong sự nghiệp của họ, đặc biệt là khi họ theo đuổi các vị trí lãnh đạo đòi hỏi nhiều thời gian và sự cống hiến.

Các định kiến và rào cản này không chỉ cản trở sự phát triển cá nhân của phụ nữ mà còn làm hạn chế tiềm năng sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực STEM. Khi những tài năng nữ bị gạt ra ngoài hoặc không được khuyến khích, lĩnh vực này sẽ mất đi những góc nhìn và ý tưởng đa dạng, vốn rất quan trọng để thúc đẩy sự tiến bộ và sáng tạo. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng về các rào cản của phụ nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ trong lĩnh vực này.

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghien cứu

Cơ sở lý thuyết

Khi xem xét các tài liệu liên quan đến các rào cản đối với phụ nữ trong lãnh đạo, chúng ta thấy một điều đáng chú ý  tương tự như những gì với phụ nữ trong lĩnh vực STEM. Trong Through the Labyrinth, Eagly và Carli (2007) thảo luận về những gì cản trở tiềm năng lãnh đạo của phụ nữ và lập luận rằng “Glass celing” – “Trần kính” không còn là một sự mô tả về rào cản thích hợp. Phụ nữ đã đột phá và đang tiến gần hơn về vị trí quyền lực. Tương tự trong nghiên cứu gần đây Negotiating the labyrinth: female executives in higher education leadership in Vietnam and Australia của Tiến sĩ Lam (2019) cũng lập luận về rào cản của nữ lãnh đạo ở giáo dục đại học là “Glass celing” – “Trần kính” không phải là không thể xuyên thủng. Thay vào đó, TL.Lam (2019) đề xuất ý tưởng về một “Mê cung”- “Labyrith” trong đó con đường dẫn dắt phụ nữ đến vị trí quản lý, lãnh đạo có  nhiều tuyến đường có thể và nhiều ngõ cụt. Có khả năng rẽ sai và lùi lại. nhưng có một con đường thành công (mặc dù không nhìn thấy được) đến một mục tiêu đáng giá – đó là con đường lãnh đạo.

Những ngõ cụt và ngã rẽ trong “Mê cung”- “Labyrith” mà người nữ lãnh đạo gặp phải là gì?

TS. Lâm Thị Loan cho biết:
TS. Lâm Thị Loan cho biết:"Bằng việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo lĩnh vực STEM tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp giúp nữ trí thức thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực STEM.

Phân biệt đối xử, định kiến và thiên vị

Trong nghiên cứu của Eagly và Carli (2007), họ đã cung cấp một đánh giá kỹ lưỡng về các tài liệu, và kết luận rằng những thành kiến, phân biệt đối xử giữa nam và nữ có tồn tại và là một trở ngại đặc biệt khó khăn. Một ví dụ về định kiến mà phụ nữ phải đối mặt là trong lĩnh vực đàm phán. Phụ nữ được mong đợi có thái độ không hung hăng hoặc đòi hỏi mọi thứ; Điều này có nghĩa là phụ nữ thường thua cuộc trong những tình huống mà đàn ông sẽ thương lượng, đòi hỏi, như: mức lương cao hơn, các gói khởi nghiệp, tiền thưởng hoặc các tài nguyên (Babcock và Laschever 2003). Điều này đã gây ảnh hưởng thời gian lên sự thăng tiến của phụ nữ lên vị trí lãnh đạo.

Nghĩa vụ gia đình

Phụ nữ tiếp tục làm nhiều công việc gia đình và chăm sóc trẻ em hơn nam giới, mặc dù đã đạt được được những thành tự đáng kể trong học vấn trong những thập kỷ qua. Bởi vì phụ nữ có nhiều khả năng nhận việc làm bán thời gian, khi con cái ốm đau hoặc gia đình có chuyện thì phụ nữ là người xin nghỉ trước. Vì vậy, phụ nữ họ chậm hơn để được thăng chức lên các vị trí lãnh đạo. Cho đến khi đàn ông tham gia bình đẳng trong việc chăm sóc con cái và công việc gia đình, phụ nữ cũng sẽ có thêm một rào cản đối với vị trí Lãnh đạo, đó là trách nhiệm gia đình vẫn là một vấn đề lớn đối với các nhà lãnh đạo nữ (Kochanowski et al, 2010).

Ràng buộc kép

Một trong những rào cản mà phụ nữ phải đối mặt liên quan đến rào cản đôi. Phụ nữ được mong đợi được nuôi dưỡng và trưởng thành, nhưng các nhà lãnh đạo nữ cần  là ngưlà thẳng thắn và đại diện. Khi một người phụ nữ hành động một cách đặc biệt, cô ấy thường bị nhìn nhận tiêu cực hoặc thù địch vì cô ấy đang hành động nằm ngoài chuẩn mực giới tính của cô ấy. Đây chỉ là một trong nhiều ràng buộc kép  mà phụ nữ phải đối mặt. Kathleen Hall Jamieson (1995) đề cập ràng buộc kép cản trở sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo. Đầu tiên là tử cung / não: phụ nữ phải lựa chọn giữa việc làm mẹ hoặc là một nhà lãnh đạo. Phụ nữ thăng tiến trong hàng ngũ lãnh đạo thường không có con hoặc trì hoãn việc có con trẻ em. Ngược lại Phụ nữ chọn ở nhà nuôi con thì có rất ít hoặc không cơ hội tham gia vào các vị trí lãnh đạo. Điều này tạo ra một giả định rằng một người phụ nữ bị ràng buộc kép và phải lựa chọn một trong hai.

Báo cáo về số lượng phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo STEM trong học viện. Sử dụng dữ liệu từ Hiệp hội các trường đại học Mỹ, họ viết rằng 90% các khoa kỹ thuật trong mẫu nghiên cứu có chủ tịch bộ phận là nam giới và chỉ có 2,5% là nữ giới (còn lại là của giới tính không được báo cáo). Khoa học vật lý và toán học tốt hơn một chút, với 88% nam giới và 5,5% nữ giới là chủ nhiệm khoa. Việc thiếu phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo vật lý là một chủ đề thảo luận tại IUPAP Hội nghị quốc tế về phụ nữ vật lý (Gebbie et al. 2002). Tại Hội nghị đã thảo luận những lý do và cách thức để thúc đẩy sự lãnh đạo của phụ nữ trong vật lý. Chuẩn bị cho phụ nữ Lãnh đạo, quy trình lựa chọn công bằng, trách nhiệm trong ngành (Amy, 2024) đưa ra những lập luận mới về tầm quan trọng của việc đưa phụ nữ vào vị trí lãnh đạo.

Tuy nhiên, có rất ít cuộc thảo luận về những lý do cơ bản cho việc thiếu phụ nữ ở những vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực STEM này, đặc biệt ở tỉnh Khánh Hòa.

Hội thảo Giới và STEM thu hút sự quan tâm của đại biểu
Hội thảo Giới và STEM thu hút sự quan tâm của đại biểu

Tỉnh Khánh Hòa, với nền kinh tế phát triển và vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng lớn trong việc phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực. Tuy nhiên, như nhiều địa phương khác trên cả nước, vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là vai trò của nữ giới trong các vị trí lãnh đạo lĩnh vực STEM, vẫn còn nhiều thách thức. Đối với những phụ nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM, những rào cản này có ý nghĩa gì đối với những người khao khát vị trí lãnh đạo? Họ chắc chắn phải đối mặt với hai loạt thách thức, ở các đấu trường khác nhau. (1) Phụ nữ muốn dẫn đầu trong các lĩnh vực STEM phải đối mặt với một thử thách kép, phải vượt qua các rào cản trong lĩnh vực họ đã chọn và vị trí lãnh đạo mà họ mong muốn; hoặc (2) phụ nữ hướng đến thành công vượt qua các rào cản trong lĩnh vực của họ là: để đạt vị trí tốt hơn và rồi để thành công vượt các rào cản trên con đường lãnh đạo.

Việc thiếu tài liệu về sự lãnh đạo của phụ nữ trong STEM ngụ ý rằng câu hỏi này không phải là chỉ chưa được trả lời, nhưng tương đối chưa được khám phá. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM tại tỉnh Khánh Hòa, tập trung vào các rào cản chính và đưa ra những khuyến nghị cho tương lai.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc sử dụng bảng hỏi khảo sát. Bảng hỏi có các biến quan sát được thiết kế theo thang đo Likert-5. Bảng hỏi được thiết kế và dùng công cụ Question Pro để khảo sát trực tuyến. Emai thư mời tham gia khảo sát cùng đường link khảo sát được gửi đến lãnh đạo là nữ ở các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Thời gian khảo sát từ là tháng 7 năm 2024, và thu thập được 12 lượt trả lời, trong đó 12 phiếu hợp lệ. Ngoài ra nghiên cứu còn vận dụng Phương pháp phân tích, tổng hợp là quá trình tìm hiểu các phần của một đối tượng hoặc vấn đề để hiểu rõ hơn về bản chất của nó và kết hợp các yếu tố, thành phần đã được phân tích thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, từ đó hình thành nên nhận thức mới về vấn đề, đối tượng hoặc hiện tượng đang nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này tóm tắt một số nội dung cơ bản về mẫu nghiên cứu. Tổng số mẫu nghiên cứu là 12, đại điện cho 5 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM. Độ tuổi của mẫu nghiên cứu là 75% từ 40 đến dưới 45; 25% là từ 45 đến dưới 50. Có thể thấy rằng, phụ nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM ở độ tuổi khá cao từ 40 tuổi trở lên. Hầu hết là trình độ Tiến sĩ. Về tổng số năm kinh nghiệm ở vị trí lãnh đạo: 71.43% có số năm kinh nghiệm từ 10 đến dưới 15 năm. Số còn lại là từ 12 đến 25 năm kinh nghiệm 

  Mean : 4.714  | Confidence Interval @ 95% : [3.615 - 5.813]  |  Standard Deviation : 2.967  |  Standard Error : 0.561  Hình 1:  Những khó khăn khi bước vào vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực STEM

Mean : 4.714  | Confidence Interval @ 95% : [3.615 - 5.813]  |  Standard Deviation : 2.967  |  Standard Error : 0.561

Hình 1:  Những khó khăn khi bước vào vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực STEM

    Hình 2: Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM

Hình 2: Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM

 Nghiên cứu về thực trạng nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) ở các cơ sở giáo dục đại học tại tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp cái nhìn chi tiết về các thách thức và cơ hội đối với phụ nữ trong ngành này. Các kết quả từ nghiên cứu này không chỉ phản ánh hiện trạng tại Khánh Hòa mà còn phần nào tương đồng với những xu hướng chung trên toàn quốc và quốc tế.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ giới tham gia vào lĩnh vực STEM tại Khánh Hòa vẫn ở mức thấp, đặc biệt là trong các vị trí lãnh đạo. Chỉ khoảng 15-20% lực lượng lao động trong các ngành STEM là nữ, và tỷ lệ này càng giảm khi xét đến các vị trí quản lý và lãnh đạo. Điều này cho thấy một khoảng cách rõ rệt về giới trong lĩnh vực quan trọng này.

Sự thiếu hụt nữ giới trong các vị trí lãnh đạo có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, đó là vấn đề về thiếu cơ hội thăng tiến (21.43%) (xem Hình 1). Khi không có cơ hội để phát triển nghề nghiệp, người phụ nữ có thể cảm thấy bị đình trệ và thiếu động lực, dẫn đến sự suy giảm hiệu quả làm việc và thậm chí là sự rời bỏ ngành. Đặc biệt, trong các ngành STEM, nơi yêu cầu liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng, việc không có cơ hội thăng tiến có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và sự đổi mới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây ra những tổn thất đáng kể cho tổ chức và xã hội, khi các tài năng tiềm năng không được phát huy tối đa. Chính vì vậy, việc tạo ra môi trường làm việc với lộ trình thăng tiến rõ ràng và công bằng là điều cần thiết để giữ chân và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực này.

Thứ hai là về định kiến giới (17.86%) (xem Hình 1) , khi STEM vẫn bị coi là lĩnh vực "dành cho nam giới". Nữ giới ở Khánh Hòa, như nhiều nơi khác, vẫn phải đối mặt với áp lực từ gia đình và xã hội khi theo đuổi các ngành nghề STEM. Những quan niệm này có thể bắt đầu từ gia đình, môi trường giáo dục, cho đến nơi làm việc. Ngoài ra, sự thiếu hụt các mô hình nữ lãnh đạo thành công trong STEM cũng khiến nhiều phụ nữ cảm thấy thiếu động lực và không có người hướng dẫn để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Thứ ba là khả năng sáng tạo bị hạn chế (17.86%) (xem Hình 1). Khi khả năng sáng tạo bị giới hạn, không chỉ cá nhân người phụ nữ mà cả tổ chức và ngành công nghiệp đều phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Hơn nữa, sự thiếu đa dạng trong đội ngũ nhân lực, đặc biệt là sự thiếu vắng của các quan điểm và góc nhìn khác nhau, cũng có thể làm giảm khả năng sáng tạo

Thứ tư là thiếu sự ủng hộ từ cấp trên (14.29%) (xem Hình 1). Thiếu sự ủng hộ từ cấp trên là một thách thức lớn mà nhiều phụ nữ gặp phải trong quá trình phát triển sự nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi sự phức tạp và cạnh tranh cao như STEM. Sự ủng hộ từ cấp trên không chỉ đơn thuần là việc nhận được sự công nhận và khuyến khích mà còn bao gồm việc có được các nguồn lực cần thiết, cơ hội thăng tiến, và sự bảo trợ trong các công việc quan trọng. Khi thiếu sự ủng hộ từ cấp trên, người phụ nữ có thể cảm thấy bị cô lập, thiếu động lực, và khó khăn trong việc thể hiện năng lực và đóng góp của mình. Điều này có thể dẫn đến việc lỡ mất các cơ hội quan trọng để phát triển kỹ năng, đạt được thành tích, hoặc tiến xa hơn trong sự nghiệp. Hơn nữa, sự thiếu hỗ trợ từ cấp trên còn có thể tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng, làm suy giảm sự sáng tạo và khả năng đổi mới.

Bên cạnh đó,các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM là môi trường làm việc và trang thiết bị làm việc (xem Hình 2). Cả hai yếu tố này đều có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở khả năng thăng tiến và thành công của phụ nữ trong các ngành công nghiệp mũi nhọn này. Một môi trường làm việc có văn hóa tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích sự hòa nhập sẽ giúp nữ giới cảm thấy được ủng hộ và có động lực để phát triển sự nghiệp. Điều này bao gồm việc loại bỏ các định kiến giới tính, xây dựng một văn hóa làm việc dựa trên năng lực và sự đóng góp thay vì giới tính, cũng như khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo.Có chính sách hỗ trợ cân bằng công việc và cuộc sống: Chính sách linh hoạt về thời gian làm việc, nghỉ phép thai sản, và các hỗ trợ khác giúp phụ nữ dễ dàng hơn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình. Môi trường làm việc có cơ hội phát triển chuyên môn và thăng tiến chính là môi trường làm việc khuyến khích sự phát triển liên tục, cung cấp các cơ hội học tập, đào tạo, và cố vấn sẽ giúp nữ giới nâng cao kỹ năng và tự tin để đảm nhận các vai trò lãnh đạo.

Để phát huy hết tiềm năng trong các lĩnh vực STEM, nữ lãnh đạo cần được tiếp cận với các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất. Điều này giúp họ thực hiện công việc hiệu quả, đổi mới và đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đảm bảo rằng nữ lãnh đạo có quyền truy cập dễ dàng vào các nguồn lực cần thiết như phần mềm, công cụ kỹ thuật, và tài liệu nghiên cứu. Hỗ trợ này không chỉ giúp họ thực hiện tốt vai trò hiện tại mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển các ý tưởng mới.

Một môi trường làm việc với cơ sở vật chất được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của mọi giới tính, bao gồm cả không gian làm việc thoải mái, khu vực chăm sóc trẻ em, và các tiện ích khác, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nữ lãnh đạo.

Do đó, cần có những chiến lược và môi trường thúc đẩy sự sáng tạo, như việc khuyến khích tư duy phản biện, hỗ trợ các dự án nghiên cứu và phát triển, và xây dựng văn hóa chấp nhận rủi ro có kiểm soát. Điều này sẽ giúp khai phá tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, từ đó thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong các lĩnh vực STEM.

Kết luận

Thực trạng về những rào cản của nữ lãnh đạo về thiếu cơ hội thăng tiến, định kiến giới, khả năng sáng tạo bị hạn chế, thiếu sự ủng hộ từ cấp trên phản ánh một vấn đề mang tính hệ thống, đòi hỏi sự thay đổi không chỉ từ phía các cơ sở giáo dục mà còn từ chính quyền và cộng đồng. Cần có những chính sách và chương trình cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phụ nữ trong STEM, bao gồm các chính sách bảo vệ quyền lợi của nữ lao động, đào tạo kỹ năng quản lý, và cung cấp cơ hội thăng tiến công bằng.

Mặc dù số lượng nữ lãnh đạo thành công còn ít, những trường hợp điển hình trong nghiên cứu này cho thấy rằng phụ nữ hoàn toàn có thể thành công và đạt được vị trí cao trong lĩnh vực STEM nếu có sự hỗ trợ và điều kiện phát triển thích hợp. Việc nhân rộng các mô hình thành công và thúc đẩy những câu chuyện này ra cộng đồng sẽ giúp thay đổi nhận thức và tạo động lực cho các thế hệ nữ sinh và phụ nữ trẻ.

Giải pháp thúc đẩy phụ nữ tiến gần hơn vị trí lãnh đạo và trở thành nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM tại Khánh Hòa

Để tăng cường sự hiện diện và vai trò của nữ giới trong lĩnh vực STEM, cần có những giải pháp đồng bộ từ cả phía chính quyền, đơn vị, và cộng đồng.

Tăng cường giáo dục và đào tạo

Khuyến khích nữ sinh theo học các ngành STEM: Cần có các chương trình khuyến khích nữ sinh từ các trường phổ thông theo học các ngành liên quan đến STEM, như tổ chức các buổi hội thảo, thăm quan các doanh nghiệp công nghệ, và cấp học bổng cho nữ sinh xuất sắc trong lĩnh vực này.

Thay đổi nhận thức xã hội: Cần có các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực STEM. Những chiến dịch này nên tập trung vào việc giới thiệu các nữ lãnh đạo thành công trong STEM và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng giới trong các ngành công nghiệp này.

Đào tạo và phát triển kỹ năng lãnh đạo: Các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM cần được xây dựng và triển khai. Điều này sẽ giúp họ tự tin hơn trong việc đảm nhận các vị trí lãnh đạo.

Xây dựng mạng lưới hỗ trợ và chương trình cố vấn

Xây dựng một mạng lưới các nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM tại Khánh Hòa có thể gọi là: Mạng lưới nữ lãnh đạo STEM. Điều này sẽ giúp tạo ra một cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội nghề nghiệp. Đặc biệt chương trình cố vấn (mentorship): Tổ chức các chương trình cố vấn để kết nối các nữ sinh viên, phụ nữ trẻ với những nữ lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành, giúp họ định hướng sự nghiệp và vượt qua các thách thức trong công việc.

Chính sách hỗ trợ và môi trường làm việc

Chính sách bình đẳng giới: Các đơn vị và cá nhân cần xây dựng và thực thi các chính sách bình đẳng giới, đảm bảo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp công bằng cho cả nam và nữ. Điều này bao gồm việc loại bỏ bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong quá trình tuyển dụng, đánh giá và thăng tiến.

Môi trường làm việc thân thiện: Các đơn vị cần tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ cho phụ nữ, bao gồm việc cung cấp các chính sách linh hoạt về thời gian làm việc, hỗ trợ chăm sóc con cái và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong công việc

Chính sách hỗ trợ gia đình: Để giúp phụ nữ cân bằng giữa công việc và gia đình, cần có các chính sách hỗ trợ như chế độ nghỉ thai sản linh hoạt, hỗ trợ chăm sóc con cái, và tạo điều kiện làm việc linh hoạt.

Thực trạng nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM tại tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều hạn chế. Việc thúc đẩy nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết để đạt được sự bình đẳng giới mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành STEM này. Với những giải pháp toàn diện từ giáo dục, hỗ trợ nghề nghiệp đến thay đổi chính sách, hy vọng chúng ta có thể tạo ra một môi trường nơi phụ nữ có thể phát triển và đạt được thành công trong lĩnh vực STEM. Sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt ở vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực STEM không chỉ giúp nâng cao vị thế của họ mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững và sáng tạo của tỉnh Khánh Hòa và mang lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội.

Giưới hạn nghiên cứu: Tỉnh Khánh Hòa có thể không có nhiều nữ lãnh đạo trong lĩnh vực STEM, đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục, dẫn đến số lượng mẫu nghiên cứu hạn chế.

TS.Lâm Thị Loan

Nữ trí thức khu vực châu Á – Thái Bình Dương cùng 'gỡ rối' cho vấn đề 'Giới và STEM' tại Hội nghị APNN 2024

Nữ trí thức khu vực châu Á – Thái Bình Dương cùng "gỡ rối" cho vấn đề "Giới và STEM" tại Hội nghị APNN 2024

Hội nghị tập trung phân tích những yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM)