Dự thảo kế hoạch toàn khóa Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ III (2021 – 2026)

Dự thảo được đưa ra và xin ý kiến góp ý tại Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ III 2021 – 2026.
  ThS. Hoàng Thị Ái Nhiên - Phó Chủ tịch Hội NTT Việt Nam trình bày Dự thảo Kế hoạch hoạt động toàn khóa nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Hoàng Toàn

ThS. Hoàng Thị Ái Nhiên - Phó Chủ tịch Hội NTT Việt Nam trình bày Dự thảo Kế hoạch hoạt động toàn khóa nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Hoàng Toàn

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội NTT Việt Nam lần thứ III, Điều lệ Hội NTT Việt Nam và yêu cầu nhiệm vụ công tác trong giai đoạn tới, Ban Thường vụ xây dựng Kế hoạch toàn khóa thực hiện Nghị quyết Đại hội như sau:

A Nhiệm vụ 1: Kiện toàn bộ máy, xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh

Chỉ tiêu: Đến cuối nhiệm kỳ phát triển tổ chức Hội thành viên/ CLB ở 15 tỉnh/ thành và phát triển thêm 10 Chi hội (Mỗi năm phấn đấu thành lập ít nhất 03 Hội/Chi hội/ Câu lạc bộ ở tỉnh thành và 02 chi hội trực thuộc; phát triển thêm 2% hội viên)

Chỉ tiêu: Thành lập Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và đào tạo

Các hoạt động cụ thể

1 Hoàn thiện Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, các Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy định công tác Thi đua, khen thưởng và các Quy chế, quy định khác của Hội;

Phân công nhiệm vụ thường trực; Phân công nhiệm vụ Trưởng các Ban, Chánh văn phòng, Kiện toàn các Ban chuyên môn; Thành lập Hội đồng khoa học, Hội đồng Thi đua, khen thưởng của Hội.

2 Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam một số tỉnh thành đề xuất chủ trương, xây dựng đề án thành lập Hội/ Chi hội/ Câu lạc bộ Nữ trí thức

3 Nghiên cứu xây dựng và ban hành Dự thảo hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội

4 Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Điều lệ Hội

5 Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Đào tạo

6 Tổ chức Hội nghị Ban thường vụ (2 lần/ năm), Hội nghị Ban Chấp hành (1 lần/ năm). Tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động Hội hàng năm.

7 Thực hiện công tác thông tin báo cáo, định kỳ và đột xuất

8 Thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ Hội

9 Tổ chức đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội III và Đại hội hết nhiệm kỳ

10 Khai thác, vận động nguồn lực phục vụ hoạt động Hội

B Nhiệm vụ 2: Tích cực tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với những vấn đề liên quan đến nữ trí thức, phụ nữ và các lĩnh vực kinh tế xã hội theo yêu cầu cảu cơ quan nhà nước và của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Chỉ tiêu: Hàng năm tham gia phản biện xã hội ít nhất 01 dự thảo văn bản liên quan đến nữ trí thức và phụ nữ

Các hoạt động cụ thể:

11 Tham dự đầy đủ các cuộc họp và Hội thảo đóng góp ý kiến, phản biện các vấn đề liên quan đến nữ trí thức, phụ nữ và các lĩnh vực kinh tế xã hội khi được mời tham dự.

12 Tổ chức lấy ý kiến hội viên, nữ trí thức tư vấn, phản biện những vấn đề có liên quan khi có yêu cầu của Nhà nước, Bộ ngành liên quan và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

13 Các lĩnh vực tập trung phản biện như sau: (1) Môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển của các tổ chức xã hội (2) Vấn đề về môi trường (3) Vấn đề sức khỏe (4) Vấn đề giáo dục (5) Nông nghiệp, nông thôn và nông dân (6) Các vấn đề xã hội (7) Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chuẩn bị đóng góp vào Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV

- Nghiên cứu đánh giá tác động hậu Covid đến các vấn đề xã hội, trực tiếp là đối tượng phụ nữ và trẻ em.

14 Đề xuất với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nội vụ và các đối tác cấp kinh phí tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho đội ngũ chuyên gia của Hội.

15 Tiến hành vận động để Hội Nữ trí thức Việt Nam tham gia trước mắt là thành viên VUSTA và sau đó là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

16 Tổ chức hội thảo “Huy động nguồn lực cho công tác tư vấn phản biện (Nghị định 80…)

C Nhiệm vụ 3: Nâng cao vai trò của Nữ trí thức trong nghiên cứu Khoa học Công nghệ, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Chỉ tiêu: Tổ chức 2 Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc, 4 Hội thảo khoa học. Thúc đẩy thương mại hóa 10 kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Chỉ tiêu: Triển khai 1 -2 đề tài cấp Bộ/ cấp Nhà nước và 3 đề tài cấp cơ sở; Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai 2 đề tài nghiên cứu khoa học

Các hoạt động cụ thể

17 Hỗ trợ hội viên/ nữ khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học trực tiếp và trực tuyến

- Hỗ trợ các hội viên/ doanh nghiệp khởi nghiệp bằng kết quả nghiên cứu khoa học giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước

- Đào tạo cho các hội viên nâng cao kiến thức năng lực thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

18 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học thông qua đề xuất chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu trong nước với Hội LHPN Việt Nam, các Bộ, Ngành và các đối tác liên quan.

- Triển khai 1 – 2 đề tài cấp Bộ/ cấp Nhà nước và 3 đề tài cấp cơ sở;

- Phối hợp với Hội LHPNVN triển khai 2 đề tài nghiên cứu khoa học

19 Tổ chức 02 Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc

20 Tổ chức Hội thảo khoa học hàng năm, phối hợp với các ban ngành của Hội NTTVN. Riêng năm 2022 tổ chức 01 Hội thảo khoa học về Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm…

D Nhiệm vụ 4: Đẩy mạnh và triển khai hiệu quả công tác thông tin truyền thông

Chỉ tiêu:

Cải tiến và nâng cao chất lượng hình thức và nội dung của Website. Nâng cao chất lượng Tạp chí Phụ nữ Mới (in và điện tử)

Các hoạt động cụ thể:

21 Tuyên truyền các chính sách liên quan đến nữ trí thức, các dự án đề tài do các tập thể, cá nhân nữ trí thức thực hiện; quảng bá kết quả ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống.

22 Hợp tác quốc tế về truyền thông: Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội nữ doanh nhân Việt Nam, Hội nữ doanh nhân Việt Nam – ASEAN nhằm đa dạng nguồn lực và mở rộng ảnh hưởng của Hội

23 Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin của Hội phục vụ mục đích truyền thông

24 Tổ chức sự kiện truyền thông

25 Nâng cấp Website (Xin cấp phép hoạt động, nâng cấp giao diện, thay đổi tên miền: www.hointtvn.vn...)

26 Xây dựng bộ nhận diện mới của Hội Nữ trí thức Việt Nam

27 Xây dựng kế hoạch Tổ chức Giải thưởng Nữ trí thức – doanh nhân

28 Hội thảo về các sản phẩm dinh dưỡng an toàn cho Hội nghị Ban chấp hành

29 Nâng cấp tạp chí Phụ nữ Mới (báo in và điện tử)

E Nhiệm vụ 5: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên về nghề nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho các NTT trẻ tham gia tích cực các hoạt động khoa học và công nghệ các hoạt động của Hội, tôn vinh các NTT tài năng

Các hoạt động cụ thể:

30 Tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh nữ trí thức tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho hoạt động Hội và có nhiều đóng góp, cống hiến cho đất nước và cộng đồng (ít nhất 2 lần trong một nhiệm kỳ)

31 Phát hiện, hỗ trợ các nữ trí thức trẻ trong hoạt động khoa học công nghệ tham gia trại hè quốc tế hàng năm

32 Giới thiệu những điển hình nữ trí thức tham gia sách vàng sáng tạo Việt Nam hàng năm

33 Giới thiệu để Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen cho nữ trí thức có thành tích xuất sắc trong công tác hội; Nữ trí thức được phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ trong nước và nhận các Giải thưởng khác: Quỹ L’Oreal – UNESCO Việt Nam…

F Nhiệm vụ 6: Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Các hoạt động cụ thể:

34 Tham gia Hội nghị APNN hàng năm; Ứng cử chức Chủ tịch Hội nghị mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (INWES – APNN) năm 2023; Đăng cai tổ chức Hội nghị APNN năm 2024

35 Phối hợp với VUFO tìm kiếm nguồn lực từ NGO quốc tế và trong nước cho hoạt động của Hội

36 Phối hợp với Ủy ban Quốc gia người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ ngoại giao xây dựng mạng lưới nữ trí thức Việt Nam trên toàn cầu

37 Phối hợp với Mạng lưới các nữ Đại sứ Việt Nam thúc đẩy giao lưu với các nữ Đại sứ các nước tại Việt Nam, tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế ở Việt Nam (UNWomen, UNDP, WB), các quỹ quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế của Hội.

38 Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Khoa học công nghệ tiến hành các nghiên cứu và đẩy mạnh các hợp tác quốc tế tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em, đến tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống (dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…) liên quan đến phát triển bền vững.

39 Mở rộng thêm các kênh hoạt động quốc tế của Hội với việc kết nối và tham gia các hoạt động của Hội đồng quốc tế của Phụ nữ (International Council of Women), Hội phụ nữ XHCN (Socialist International Women thuộc Hội đồng KT và XH của LHQ), Quỹ phát triển của LHQ cho Phụ nữ (UN Development Fund for Women), Quỹ toàn cầu cho Phụ nữ (Global Fund for Women)…

40 Tổ chức các cuộc giao lưu (trực tuyến kết hợp với trực tiếp) với các Hội nữ trí thức tương ứng của các nước

41 Thúc đẩy hợp tác với Bộ Ngoại giao, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, các Phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc, UNESCO, WIPO…), các Hội hữu nghị… nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế quốc tế của Hội

G Nhiệm vụ 7: Thực hiện tốt nhiệm vụ, tích cực tham gia các hoạt động với tư cách là tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các hoạt động vì cộng đồng

Các hoạt động cụ thể

42 Ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Chương trình phối hợp giữa Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội Nữ Doanh nhân.

43 Triển khai thực hiện Chương trình đồng hành với phụ nữ biên cương tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

44 Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lầ thứ XIII.

45 Tiếp tục thực hiện Chương trình “Nữ trí thức đồng hành cùng xã hội; Đồng hành cùng phụ nữ nghèo miền núi…”

Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho Nữ trí thức Việt Nam

Các hoạt động cụ thể

46 Tổ chức lớp tập huấn chuyển đổi số 4.0

47 Tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành cho nữ trí thức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, riêng năm 2022 là 1 – 2 lớp

48 Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tập huấn cho mạng lưới cán bộ hội phụ nữ các cấp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm sóc sức khỏe cũng như thực hiện bình đẳng giới.

Hoạt động Khoa học xã hội và Nhân văn

49 Tổ chức 2 – 3 cuộc hội thảo và tọa đàm khoa học về vai trò và đóng góp của nữ trí thức khoa học xã hội và nhân văn đối với công cuộc đổi mới đất nước. Tập trung vào 3 lĩnh vực chính:

- Kinh tế

- Văn hóa và giáo dục

- Văn học nghệ thuật

Ở mỗi lĩnh vực sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và định hướng hoạt động trong tương lai./.

Hội NTT VN

Hội Nữ trí thức TP.HCM trên đường hội nhập

Hội Nữ trí thức TP.HCM trên đường hội nhập

Hội nữ trí thức TP.HCM đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động khoa học-công nghệ, phục vụ phát triển đời sống, tư vấn, giám sát phản biện xã hội.