Hà Nội: Bà mớm thức ăn làm cháu nhiễm khuẩn loét dạ dày

Theo thông tin được chia sẻ gần đây trên MXH, một bé trai đã bị nhiễm vi khuẩn HP do thường xuyên được bà mớm cơm.

Ngày 13/11 vừa qua, một trường hợp khoa nhi bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) được rất nhiều người quan tâm. Bác sĩ nhi khoa Tô Quang Huy, người chia sẻ thông tin này cho biết, bố mẹ bé đi làm xa nên thường để bé ở nhà cho bà chăm sóc. Do thói quen của các cụ là mớm cơm cho cháu để cháu dễ nhuốt hơn, vô tình đã khiến cháu mắc bệnh nhiễm khuẩn.

Được biết, bà của cháu từng bị viêm loét dạ dày từng được chữa trị và cho rằng đã khỏi, nên hằng ngày bà vẫn áp dụng cách cho cháu ăn qua việc mớm cơm.

Kết quả là một năm sau, bé ngày càng gầy gò, xanh xao, thậm chí thường nôn chớ. Kết quả khám của cháu bé tại BV Nhi Trung ương cho thấy, cháu bị xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, Nổi sần toàn bộ niêm mạc dạ dày, dương tính với khuẩn HP.

  Kết quả nội soi của bé M.N (6 tuổi).

Kết quả nội soi của bé M.N (6 tuổi).

Cụ thể, bác sĩ Tô Quang Huy chia sẻ: "Đứa bé 6 tuổi, năm 2 tuổi bố mẹ đi làm xa ở nhà với bà nội. Hằng ngày vào những bữa ăn, bà đều nhai cơm và mớm cho bé. Một năm sau, bé đó bắt đầu nôn khan, người càng ngày càng gầy, xanh đi. Và gần đây nhất, thấy bé nôn nhiều quá, đi ngoài phân đen".

Đây là trường hợp hiếm thấy nhưng lại là lời cảnh báo cho thói quen này của các bậc phụ huynh. Hầu hết các bà, các cụ hay áp dụng cách chăm con từ thời  xưa, một trong số đó là mớm thức ăn cho trẻ. Tuy nhiên, đối với cơ thể của trẻ, hệ thống miễn dịch kém hơn so với người lớn, có rất nhiều điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập.

Vi khuẩn HP. 
Vi khuẩn HP. 

Theo bác sĩ Huy, vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn xoắn sống trên niêm mạc dạ dày, thông qua dịch miệng họng mới có thể xét nghiệm kết quả chính xác. Mặc dù không phải là một loại bệnh xa lạ vì có đến hơn 90% dân số bị chẩn đoán bệnh dạ dày, nhưng để lan truyền bệnh qua đường nào, cách đề phòng như thế nào thì không ai cũng nắm rõ. Đa số HP không gây bệnh, chỉ những HP mang gen có độc lực mới gây bệnh, chúng dễ lây qua dịch tiết họng.

Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm. 

 Việc điều trị HP ở trẻ có nhiều khó khăn hơn vì trẻ chưa được dùng kháng sinh nhiều, nhiều bé còn phải sống chung với vi khuẩn mà không được phát hiện. Biểu hiện cụ thể là nôn trớ, suy dinh dưỡng, viêm hô hấp trên, thiếu máu trong thời gian dài.

Theo thống kê cho thấy tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, 60 - 80% trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một con số đáng báo động.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, vi khuẩn HP thường lây qua đường miệng vì vậy việc mớm thức ăn cho trẻ cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế mớm thức ăn, hôn môi trẻ, đặc biệt nên tách riêng đồ dùng sinh hoạt của trẻ. 

Thanh Mai

Hội thực dưỡng nguyền rủa bệnh nhân ung thư điều trị bằng Tây y có thể bị kiện ra tòa

Hội thực dưỡng nguyền rủa bệnh nhân ung thư điều trị bằng Tây y có thể bị kiện ra tòa

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Người bị hại có thể kiện ra tòa, hoặc phản ánh lên cơ quan quản lý nhà nước".