Mỹ áp dụng phương pháp rút toàn bộ máu của người bệnh ra ngoài để kéo dài thời gian phẫu thuật

EPR được thực hiện bằng cách làm lạnh nhanh cơ thể bệnh nhân xuống khoảng 10-15°C sau đó sẽ rút toàn bộ máu của người bệnh ra ngoài

"Tạm dừng sinh học" một phương pháp bảo tồn sự sống cho con người trong những chuyến bay kéo dài hàng thập kỷ trong vũ trụ tưởng chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng, nhưng nay đã được các bác sĩ Mỹ ứng dụng để mua thêm thời gian, nhằm cứu sống các bệnh nhân trong thực tế. Kỹ thuật y tế được gọi với thuật ngữ chuyên môn là "duy trì và hồi sức khẩn cấp" (EPR). 

"Tạm dừng sinh học" tưởng chừng chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng, sắp được các bác sỹ Mỹ thử nghiệm ngoài đời thực. Nguồn: trithuctre.vn

EPR được thực hiện bằng cách làm lạnh nhanh cơ thể bệnh nhân xuống khoảng 10-15°C thông qua một kỹ thuật đặc biệt. Trong đó, các bác sĩ sẽ rút toàn bộ máu của người bệnh ra ngoài và truyền lại một dung dịch nước muối lạnh. 

Ở nhiệt độ cơ thể bình thường - khoảng 37°C - các tế bào của chúng ta cần một nguồn cung cấp oxy liên tục để tạo ra năng lượng. Khi tim ngừng đập, máu không còn mang oxy đến các tế bào được nữa. Không có oxy, não của chỉ có thể tồn tại được trong khoảng 5 phút, trước khi nó bị phá hủy từng phần và không thể phục hồi được.

Tuy nhiên, việc hạ thấp nhiệt độ của cơ thể và cả não bộ sẽ làm chậm hoặc tạm dừng tất cả các phản ứng hóa học trong các tế bào. Do đó, cơ thể sẽ cần ít oxy hơn, lượng oxy còn lại trong máu vẫn có thể duy trì sự sống.

Kể từ thời điểm này, các hoạt động trong não bộ bệnh nhân đã gần như dừng lại hoàn toàn. Sau đó, não bị ngắt kết nối với hệ thống làm mát của cơ thể. Nếu chưa được coi là đã chết – bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng mổ.

So với chỉ một vài phút ngưng tim tự nhiên, EPR sẽ giữ cánh cửa sinh tử của bệnh nhân mở ra thêm 2 tiếng. Đó là khoảng thời gian mà đội phẫu thuật có được để xử lý và khắc phục chấn thương mà bệnh nhân gặp phải. Sau đó, cơ thể bệnh nhân sẽ được truyền máu và làm ấm trở lại. Cuối cùng, các bác sĩ sẽ khởi động lại trái tim cho người bệnh.

Bác sĩ Samuel Tisherman, nhà khoa học đến từ Đại học Y khoa Maryland chia sẻ với New Scientist rằng thử nghiệm này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép. Cơ quan này đã cho phép Tisherman và các bác sĩ thực hiện EPR mà không cần sự đồng thuận của bệnh nhân, dĩ nhiên là chỉ trong các trường hợp bệnh nhân bị thương nặng có thể dẫn đến tử vong và không còn biện pháp điều trị nào thay thế, chẳng hạn như bị súng bắn hoặc dao đâm.

EPR sẽ giữ cánh cửa sinh tử của bệnh nhân mở ra thêm 2 tiếng. Đó là khoảng thời gian mà đội phẫu thuật có được để xử lý và khắc phục chấn thương mà bệnh nhân gặp phải. Nguồn: trithuctre.vn
EPR sẽ giữ cánh cửa sinh tử của bệnh nhân mở ra thêm 2 tiếng. Đó là khoảng thời gian mà đội phẫu thuật có được để xử lý và khắc phục chấn thương mà bệnh nhân gặp phải. Nguồn: trithuctre.vn

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy kết quả rất khả quan. Trong đó, những con lợn gặp chấn thương cấp tính đã được làm lạnh cơ thể trong 3 giờ đồng hồ. Các bác sĩ có đủ thời gian đó để xử lý các tổn thương nó gặp phải, khâu vết thương lại và đánh thức con lợn dậy và hồi sức cho nó.

"Chúng tôi cảm thấy đã đến lúc cần áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân của mình", Tisherman nói. "Và bây giờ chúng tôi đang thực sự làm điều đó. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chúng tôi sẽ học hỏi được rất nhiều điều. Cho đến khi chúng tôi có thể chứng minh rằng phương pháp này hoạt động trên người, chúng tôi có thể nhân rộng nó để giúp cứu sống tất cả những bệnh nhân trước nay được cho là không thể cứu nổi".

Toàn bộ nguyên lý làm việc của EPR và kế hoạch thử nghiệm nó trên người đã được Tisherman mô tả trong một hội nghị chuyên đề tổ chức tại Học viện Khoa học New York.

Từ nay cho tới cuối năm 2020, Tisherman có kế hoạch thử nghiệm EPR trên tổng cộng 10 bệnh nhân. Kết quả sẽ được so sánh với 10 bệnh nhân khác cũng nhập viện trong điều kiện tiêu chuẩn của EPR nhưng không được điều trị. Đó là bởi họ nhập viện vào các khoảng thời gian mà kíp trực ở bệnh viện không đủ thể tổ chức hai đội cấp cứu và đội mổ cùng lúc.

Liệu EPR có thể kéo giữ cho cánh cửa sinh tử mà một người phải trải qua trong bao lâu? Đáp án của câu hỏi này vẫn còn phải chờ kết quả từ nhóm bác sỹ Tisherman.

theo tri thức trẻ

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thôi chức vụ Đảng ở Bộ Y tế

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thôi chức vụ Đảng ở Bộ Y tế

Ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ sẽ kiêm thêm chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế.