Nam Phương Hoàng hậu - tượng đài nhan sắc Việt

Được coi là tượng đài nhan sắc của phụ nữ Việt Nam, Nam Phương Hoàng hậu không chỉ có dung nhan xinh đẹp mà bà còn là một người phụ nữ có tư chất thông minh hơn người, phẩm cách cao quý, hiền thục, nhân từ và đạo đức.

Dù có những năm tháng vinh hoa, được yêu chiều bởi vua Bảo Đại nhưng cuộc đời bà hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm.

Hoàng hậu Nam Phương (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà là vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn (triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam)
Hoàng hậu Nam Phương (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà là vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn (triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam)

 Nam Phương Hoàng hậu tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914, mất năm  1963. Nguyễn Hữu Thị Lan là con gái của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình, có cậu ruột là đại phú hào Lê Phát Đạt - người giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ thời đó. Bà sinh ra tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang nhưng từ nhỏ đã được gia đình cho lên Sài Gòn học tập.

Nam Phương Hoàng hậu thời còn là nữ sinh du học tại Pháp
Nam Phương Hoàng hậu thời còn là nữ sinh du học tại Pháp
Nhan sắc xinh đẹp của Nam Phương Hoàng hậu thời thiếu nữ.
Nhan sắc xinh đẹp của Nam Phương Hoàng hậu thời thiếu nữ.

Năm 12 tuổi, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris. Tháng 9/1932, sau khi thi đậu tú tài toàn phần (tương đương với tốt nghiệp trung học), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước.

Nam Phương Hoàng hậu tại nhà bố mẹ ở Đà Lạt trong một lần về nước năm 1925.
Nam Phương Hoàng hậu tại nhà bố mẹ ở Đà Lạt trong một lần về nước năm 1925.

Nức tiếng khắp nơi bởi nhan sắc xinh đẹp, học thức sâu rộng, tấm lòng nhân từ Nguyễn Hữu Thị Lan còn được mệnh danh là “Hoa hậu Đông Dương”.

Nam Phương Hoàng hậu tromg một bức ảnh chụp năm 1936.
Nam Phương Hoàng hậu tromg một bức ảnh chụp năm 1936.
Nam Phương Hoàng hậu - tượng đài nhan sắc Việt

 Dưới sự sắp đặt của Toàn quyền Đông Dương và viên đốc lý thành phố, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại gặp nhau trong một buổi dạ tiệc ở Đà Lạt. Nhan sắc nổi bật và tư chất thông minh hơn người của cô gái từng du học ở Pháp về đã khiến Bảo Đại si mê. Triều đình Huế ra sức phàn đối mối tình này vì Nguyễn Hữu Thị Lan theo Đạo Công Giáo. Ngay cả bà Từ Cung, mẹ ruột của vua Bảo Đại cũng không thích việc Nguyễn Hữu Thị Lan trở thành con dâu, nhưng vua Bảo Đại vẫn quyết định cầu hôn cô gái miền Nam làm ông say mê.

Nam Phương Hoàng hậu đứng bên các phụ nữ Pháp, cuối những năm 1930.
Nam Phương Hoàng hậu đứng bên các phụ nữ Pháp, cuối những năm 1930.

Cuối cùng, do sự quả quyết của Bảo Đại, bà Từ Cung và các quan đình đành phải nghe theo vua, chấp thuận để Bảo Đại lấy người con gái phương Nam và theo đạo Công giáo Nguyễn Hữu Thị Lan.

Nam Phương trong ngày Lễ tấn phong Hoàng hậu
Nam Phương trong ngày Lễ tấn phong Hoàng hậu

 Ngày 20/3/1934, hôn lễ được tổ chức tại Huế, khi đó, Bảo Đại 21 tuổi, Nguyễn Hữu Thị Lan 19. Bốn ngày sau, lễ Tấn phong Hoàng hậu cho Nguyễn Hữu Thị Lan được tổ chức rất trọng thể. Bảo đại phong Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương Hoàng Hậu.

Một bức ảnh có lời đề tặng và chữ ký Hoàng hậu Nam Phương, ngày 9/11/1939
Một bức ảnh có lời đề tặng và chữ ký Hoàng hậu Nam Phương, ngày 9/11/1939
Hoàng hậu Nam Phương ngồi xe kéo đi trong Đại nội
Hoàng hậu Nam Phương ngồi xe kéo đi trong Đại nội

 Bảo Đại giải thích hai chữ Nam Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì của hoàng hậu mới là Nam Phương, có nghĩa là “Hương thơm của miền Nam” và tôi đã ra một chỉ dụ, đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng, là màu dành riêng cho Hoàng đế”.

Nam Phương Hoàng hậu cùng Hoàng đế Bảo Đại và hai con tại Paris ngày 6/6/1939
Nam Phương Hoàng hậu cùng Hoàng đế Bảo Đại và hai con tại Paris ngày 6/6/1939
Hoàng hậu Nam Phương tại Vatican tháng 7/1939.
Hoàng hậu Nam Phương tại Vatican tháng 7/1939.
Hoàng hậu Nam Phương tại Vatican tháng 7/1939.
Hoàng hậu Nam Phương tại Vatican tháng 7/1939.

 Với học thức và tư chất thông minh, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Bà là vị Đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Nam Phương Hoàng hậu cùng Hoàng đế Bảo Đại ở Campuchia năm 1942.
Nam Phương Hoàng hậu cùng Hoàng đế Bảo Đại ở Campuchia năm 1942.

 Sau 10 năm chung sống hạnh phúc, Nam Phương Hoàng hậu sinh cho Bảo Đại 5 người con là Hoàng thái tử Bảo Long, 3 công chúa Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử Bảo Thăng. Năm 1945, Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn, Nam Phương Hoàng hậu một mình sống tại cung An Định, Huế để lo cho các con.

Nam Phương Hoàng hậu và những người con ở Cannes, Pháp.
Nam Phương Hoàng hậu và những người con ở Cannes, Pháp.
Nam Phương Hoàng hậu - tượng đài nhan sắc Việt
Gia đình Bảo Đại tại Pháp năm 1950 
Gia đình Bảo Đại tại Pháp năm 1950 
Hoàng hậu Nam Phương với 5 người con tại lâu đài Thorenc, thành phố Cannes, Pháp khoảng năm 1950
Hoàng hậu Nam Phương với 5 người con tại lâu đài Thorenc, thành phố Cannes, Pháp khoảng năm 1950
Nam Phương Hoàng hậu - tượng đài nhan sắc Việt
Hoàng hậu Nam Phương với Thái tử Bảo Long và công chúa Phương Liên dạo chơi trong công viên. 
Hoàng hậu Nam Phương với Thái tử Bảo Long và công chúa Phương Liên dạo chơi trong công viên. 
Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Thăng.
Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Thăng.
Nam Phương Hoàng hậu - tượng đài nhan sắc Việt
Hoàng hậu Nam Phương mặc âu phục đầu những năm 1950
Hoàng hậu Nam Phương mặc âu phục đầu những năm 1950

 Năm 1947, Nam Phương Hoàng hậu đưa các con rời Việt Nam, sang sống tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Tại đây, bà sống cuộc đời lặng lẽ cho đến tận những ngày cuối đời. Nam Phương Hoàng hậu mất ngày 14/9/1963, đám tang được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ, thưa thớt, vắng vẻ.

Phu nhân Tổng thống Pháp René Coty tiếp Nam Phương Hoàng hậu tại Lâu đài Vizille ở Pháp ngày 3/3/1954. 
Phu nhân Tổng thống Pháp René Coty tiếp Nam Phương Hoàng hậu tại Lâu đài Vizille ở Pháp ngày 3/3/1954. 
Nam Phương Hoàng hậu và cựu hoàng Bảo Đại ở Paris ngày 23/10/1955. 
Nam Phương Hoàng hậu và cựu hoàng Bảo Đại ở Paris ngày 23/10/1955. 

 Cuộc đời nhiều thăng trầm và nhan sắc của bà hoàng hậu cuối cùng của nước Nam đến nay vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là những nhà nghiên cứu lịch sử. Vẻ đẹp của bà sẽ mãi mãi lưu danh trong sử sách, như một  biểu tượng vẻ đẹp của phụ nữ Việt.

Nhan sắc hơn người của Nam Phương Hoàng hậu. 
Nhan sắc hơn người của Nam Phương Hoàng hậu. 

Phạm Ngọc (T/H)

Hòa Minzy tái hiện câu chuyện tình đẫm nước mắt của Nam Phương hoàng hậu và vua Bảo Đại

Hòa Minzy tái hiện câu chuyện tình đẫm nước mắt của Nam Phương hoàng hậu và vua Bảo Đại

MV mới của Hòa Minzy đã đưa khán giả trở về với thời Nguyễn để chứng kiến những bi kịch trong cuộc đời của Hoàng hậu Nam Phương.