Bạn đồng môn
Năm 1960, chúng tôi đỗ vào khoa Văn Sử ĐHSP Hà Nội. – một trong hai máy cái đào tạo cấp tốc giáo viên cấp 3 toàn miền Bắc. Chỉ học hai năm, nên học chí chết, giờ ngủ còn ra ngồi dưới cột đèn, học, đọc sách tham khảo.
Ra trường, yêu đương, lập gia đình, sinh con đẻ cái; cuộc mưu sinh giữa thời bao cấp khốn khó, chiến tranh phá hoại. Đi lại khó khăn, không có điều kiện liên lạc như sau này có điện thoại di động.
Hai đường ray đồng hành
Được biết anh bạn Nguyễn Bắc Sơn về Hưng Yên dạy gần 10 năm rồi về Hà Nội. Đi bộ đội, lại về Hà Nội dạy, một vợ ba con trai. Tôi thì dạy ở Phú Thọ Trường Bổ túc Công nông (BTCN), sau về Việt Trì dạy phổ thông. Đông con nhưng vẫn làm tốt nhiệm vụ; 15 năm liền là giáo viên dạy giỏi, hai lần được đi dự hội nghị lớn: “Các bà mẹ ưu tú toàn quốc” và “Công đoàn Giáo dục toàn quốc”.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn |
Năm 2006, con trai tôi mua tặng mẹ cuốn tiểu thuyết “Luật đời & cha con” (LĐ & CC), mới đọc bìa gấp đã kêu lên “Chú này là bạn học với mẹ con ạ!”. Năm sau lại xem phim truyền hình 26 tập “Luật đời” chuyển thể từ LĐ & CC, được bạn xem truyền hình bình chọn là phim truyền hình nhiều tập hay nhất năm 2007. Tôi kể đã đọc LĐ & CC, anh có vẻ xúc động.
Nhà văn Hoàng Minh Tường viết: “Dường như tất cả tâm huyết và vốn sống, tìm tòi và chiêm nghiệm, tin yêu và phản tỉnh, sách vở và đời thường… được dồn nén trong hơn 500 trang sách là những thân phận, những mảnh đời mà chỉ dưới góc nhìn của nhà báo, nhà quản lý văn hóa, nhà Hà Nội học Nguyễn Bắc Sơn mới cuốn hút và thuyết phục người đọc như vậy.” (Văn nghệ 31/3/2006). Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình hoặc viết trong cuộc tọa đàm riêng về cuốn này.
Năm 2010, 48 năm ra trường, chúng tôi mới gặp lại nhau trong lần họp lớp đầu tiên. Anh mang nhiều sách đến tặng các bạn. Tôi khoe đã mua LĐ & CC và đọc rất kỹ. Có vẻ cảm động nên anh tặng tôi cuốn duy nhất mang theo “Lửa đắng” (LĐ, tập 2 LĐ & CC), sau này có nhiều dịp gặp lại, anh còn tặng nhiều cuốn nữa.
Ngoài báo chí, anh viết hai thể loại chính: Ký và truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết) ngoài ra còn viết về ngôn ngữ, tuy tự nhận mình mạnh về tiểu thuyết nhưng thật ra ký và ngôn ngữ anh cũng có những thành tựu đáng kể.
Tiểu thuyết – thế mạnh của Nguyễn Bắc Sơn
Quãng đời viết văn của Nguyễn Bắc Sơn chính thức kể từ khi anh được Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp (2002), dù trước đó, khi còn là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, đã viết nhiều truyện ngắn, ký và ngôn ngữ. Anh tính thế bởi nghỉ hưu mới có thời gian vật chất đủ dài rộng để viết tiểu thuyết. Quả thật, cả ba bộ tiểu thuyết tác giả đều viết khi đã nghỉ hưu. Mừng nhất là cả ba bộ đều được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
Cuốn LĐ & CC được giải khuyến khích của Liên hiệp VHNTVN tái bản nhiều lần, báo Văn nghệ tổ chức tọa đàm, được chuyển thể thành phim truyền hình (26 tập) được khán giả bình chọn là phim truyền hình hay nhất năm 2007. Tập 2 “Lửa đắng” đứng đầu giải ba cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba.
Mấy chục năm dạy văn ở tỉnh có ông Bí thư Tỉnh ủy nổi tiếng cả nước – Kim Ngọc. Là người ham đọc tiểu thuyết, chỉ thấy có nhân vật Bí thư Tỉnh ủy được phản ánh trong văn học. Chưa bao giờ, chưa có ai dám đưa cả cơ chế điều hành đất nước, hệ điều hành cơ chế ấy, các loại nhân vật từ thành phố, đến cao nhất – Tổng Bí thư, nên lo hộ cho bạn mà không dám nói với ai, cũng không dám chia sẻ (vì hồi ấy tôi chưa có ĐTDĐ). Lại thấy báo Văn nghệ tổ chức tọa đàm, nhà thơ Hữu Thỉnh kết luận: “Mảng văn học trực tiếp tham gia vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập có những đại diện xuất sắc như Nguyễn Bắc Sơn” (Văn nghệ 25/12/2010).
Mừng lắm, lại thấy nhà văn Ma Văn Kháng viết: “Nguyễn Bắc Sơn rất am hiểu nhiều mặt, kể cả mặt trái, mặt tăm tối của cuộc sống hôm nay. Anh thông thạo đến chi li, ngóc ngách mọi mặt đời sống, từ cao sang tới tầm thường, kể cả chuyện vặt vãnh trong thường nhật, thậm chí nhiều khoản đạt đến mức quái kiệt”. Ông còn khen tác giả sống kỹ. Sống kỹ là sống hết mình với các cung bậc của cuộc sống, có sống kỹ thì mới đủ vốn sống để viết kỹ, viết tiểu thuyết.
Bằng cuốn LĐ này, có thể nói Nguyễn Bắc Sơn đã sống khá kỹ càng với đối tượng anh lấy làm mục tiêu miêu tả và tiếp đó, anh đã thể hiện được sự kỹ càng trên các trang viết của mình. Tiểu thuyết đòi hỏi cả một vốn sống khổng lồ. Ở một đoạn khác ông còn viết: “Có cảm tưởng nhà văn là một tác giả bách khoa” (LĐ, bức toàn cảnh hôm nay, Văn nghệ 12/5/2012).
Tôi còn được biết thông tin này. Năm 2016, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về làm việc với LHVHNTVN, nhà thơ Hữu Thỉnh chỉ tặng duy nhất khách cuốn “Lửa đắng”.
Tại sao bạn đồng môn sư phụ?
Tôi hơn anh một tuổi, cũng tập tọng viết rất sớm mà không thành. Anh mê say chữ nghĩa trước, văn chương sau. Trong 10 năm “Cuối cán đầu binh” (Trưởng phòng Quản lý Báo chí Xuất bản và Bản quyền sở VHTT Hà Nội) anh dùng võ công Tổ tiên “Lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” nên các cuộc đấu khẩu (thực ra là đấu trí) đều thắng. Từ đó mới viết báo, truyện ngắn, bút ký rồi tiểu thuyết. Nhờ tò mò, quan sát tỉ mỉ, viết lách kỹ càng…nên có thành tựu.
Lớp tôi có nhiều người quyền cao chức trọng, nhưng chỉ anh đậu lại với văn chương. Trong hồi ký anh coi Kiều Sinh là bạn tri kỷ nhất, tôi là thứ nhì. Còn tôi phong anh là sư phụ về cả văn chương lẫn chữ nghĩa. Khi biết sư phụ được giải thưởng Nhà nước về VHNT, phải viết bài này mừng sư phụ thôi!
Tiểu thuyết về Hai Bà Trưng ra mắt ở Mỹ
Anh hùng trong câu chuyện là những phụ nữ Đông Nam Á có đôi mắt sáng suốt hiểu rõ cái giá phải trả của chiến tranh và di trị của hòa bình