Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân nhận giải cao nhất bút ký viết về Thương binh-Liệt sĩ

Cuộc vận động bút ký viết về Thương binh-Liệt sĩ đã thu hút nhà văn, nhà báo tâm huyết đề tài chiến tranh cách mạng.

Sáng 22.12 đã diễn ra lễ trao thưởng cho các tác giả đoạt giải do cuộc vận động viết bút ký về đề tài Thương binh-Liệt sĩ do Hội Nhà văn TP.HCM, Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ TP.HCM và Tạp chí Văn nghệ TP.HCM phối hợp tổ chức. Ban giám khảo gồm nhà văn Trần Thế Tuyển; nhà văn Trần Văn Tuấn; nhà văn Trầm Hương; nhà văn, nhà báo Bùi Anh Tấn; PGS.TS Bùi Thanh Truyền.

  Nhà văn Trần Thế Tuyển trưởng ban chung khảo phát biểu tại lễ trao giải. HỘI NHÀ VĂN TP.HCM

Nhà văn Trần Thế Tuyển trưởng ban chung khảo phát biểu tại lễ trao giải. HỘI NHÀ VĂN TP.HCM

Trong đó, tác phẩm "Những người suốt đời mua vé ngồi" của Huỳnh Dũng Nhân đạt giải cao nhất. Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, đồng Trưởng ban tổ chức Cuộc vận động viết bút ký về đề tài Thương binh - Liệt sĩ chia sẻ: "Chỉ chưa đầy 10 tháng đã có 150 tác giả gửi gần 200 tác phẩm về tham gia và hưởng ứng cuộc vận động. Rõ ràng, chủ đề “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt đã tiếp tục thôi thúc những người cầm bút kể những câu chuyện về những con người đã chiến đấu ngoan cường, xông pha giữa hòn tên mũi đạn hay bất khuất trước đòn thù tra tấn chốn lao tù; những người ngã xuống cho thanh bình đất nước hôm nay và những người còn sống mải miết đi tìm đồng đội, chăm lo cho những gia đình Thương binh – Liệt sĩ như một cách tri ơn máu xương, tri ơn sự hy sinh vô bờ bến của biết bao người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc và đó cũng còn là cách mà người cầm bút hôm nay tri ơn cuộc đời này sau bao nỗi mất - còn".

"Chăm lo cho những gia đình Thương binh - Liệt sĩ như một cách tri ơn máu xương, tri ơn sự hy sinh vô bờ bến của biết bao người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc và đó cũng còn là cách, mà người cầm bút hôm nay tri ơn cuộc đời này sau bao nỗi mất - còn", nhà văn Bích Ngân nhấn mạnh.

Ngoài những tác giả gửi bài dự thi còn có sự hưởng ứng góp mặt của các tướng lĩnh, nhà văn, nhà báo nổi tiếng, đó là: Trung tướng Lưu Phước Lượng, Trung tướng PGS.TS. Nguyễn Đức Hải, Đại tá Mạc Phương Minh; các nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Quang Thiều, Bảo Ninh, Bích Ngân, Trình Quang Phú, Trần Thế Tuyển, Trầm Hương, Đỗ Viết Nghiệm, Lê Phi Hùng, Phan Tùng Sơn, Lê Kiên Thành... làm cho cuộc vận động đầy đặn như tràng hoa đặc sắc, đa hương tri ân liệt sĩ.

Kết quả cuộc vận động bút ký viết về Thương binh-Liệt sĩ

Không có giải nhất

Giải nhì:

Những người suốt đời mua vé ngồi (tác giả Huỳnh Dũng Nhân, TP.HCM)

Nước mắt rơi khi trùng khơi cuộn sóng (Bùi Minh Tuệ, Hà Nội)

Giải ba:

Tinh thần Phù Đổng từ chiến tranh đến hòa bình (Hoài Hương, TP.HCM)

Thắm biếc một nhành lan (Nguyễn Minh Ngọc, TP.HCM)

Kiều Nguyệt Nga ngày nay (Bạch Phần, Đồng Tháp)

Giải khuyến khích:

Trần Duy Phương - người con gái kiên cường (Quế Hà, Hội An)

Anh hùng nơi làng quê (Vũ Đảm, Hà Nội)

Chuyện về các liệt sĩ hy sinh trước thềm giải phóng (Tiểu Linh, Hà Nội)

Người bí thư xã lẫy lừng một thuở (Phạm Thị Toán, Đồng Tháp)

Gặp lại nữ biệt động thành trên đất Cố đô (Lê Hà - Quỳnh Anh, Huế).

Thanh Mai

Bạo lực trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật: Vết thương không bao giờ lành

Bạo lực trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật: Vết thương không bao giờ lành

Bạo lực gia đình, bạo lực tình dục với phụ nữ nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng. Đây là những nỗi đau chung của xã hội và tất cả.