NTK Việt Hùng: “Áo dài cần được công nhận là quốc phục Việt Nam"

Sự việc áo dài bị Nhật báo Trung Quốc gọi là “phong cách Trung Quốc” khiến khán giả bức xúc.

Mới đây, mạng xã hội dậy sóng với những hình ảnh của BST đến từ thương hiệu Ne-Tiger được trình diễn tại Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 giống hệt áo dài truyền thống của nước ta nhưng được Nhật báo Trung Quốc (China Daily) gọi là “ phong cách Trung Quốc ”. BST này được trình diễn vào tháng 10/2018.

BST của Trung Quốc đạo nhái y chang sản phẩm của NTK Thủy Nguyễn.
BST của Trung Quốc đạo nhái y chang sản phẩm của NTK Thủy Nguyễn.

Chưa kể, một trang phục trong BST của Ne-Tiger bị NTK Thủy Nguyễn phát hiện giống y chang về kiểu dáng từ màu sắc và họa tiết trên áo trong BST Áo dài non nước. Theo chia sẻ từ đại diện của NTK Thủy Nguyễn, BST Áo dài non nước được ra mắt tháng 1/2018, trong khi đó, BST của thương hiệu Ne-Tiger ra mắt tháng 10/2018.

Sự việc này khiến khán giả phẫn nộ tột đỉnh bởi không chỉ truyền thông Trung Quốc nhận vơ áo dài, nón lá Việt là “phong cách Trung Quốc” mà còn sao chép, ăn cắp sáng tạo của NTK Việt Nam.

 NTK Việt Hùng  nổi tiếng với các BST áo dài truyền thống.
NTK Việt Hùng nổi tiếng với các BST áo dài truyền thống.

Liên hệ với NTK Việt Hùng anh cho biết: “Áo dài là trang phục đặc trưng của người Việt, tuy nhiên chỉ căn cứ vào hình ảnh và mốc thời gian thì rất khó để khẳng định và sẽ có nhiều tranh cãi bởi ở nước ta chưa công nhận áo dài là quốc phục của Việt Nam.”

Trang phục giống y hệt áo dài mà báo Hoa ngữ gọi là
Trang phục giống y hệt áo dài mà báo Hoa ngữ gọi là "phong cách Trung Quốc"

Anh cũng chia sẻ thêm nếu kiện tụng hay khẳng định họ ăn cắp ý tưởng thì trước hết áo dài phải được công nhận trên mặt giấy tờ, phải có chứng cứ rõ ràng. Còn hiện tại, chỉ có thể khẳng định BTS trên mang hơi hướng của áo dài Việt Nam .

Ngoài ra, anh cũng bày tỏ sự phản đối việc dùng áo dài để ám chỉ thuộc một nền văn hóa nào đó (không phải Việt Nam).

NTK Việt Hùng: “Áo dài cần được công nhận là quốc phục Việt Nam

NTK Việt Hùng cũng tâm sự: “Áo dài được công nhận trở thành quốc phục Việt Nam là mong ước lớn nhất của tôi”, anh cho biết hiện tại nền văn hóa của nước ta mở cửa và đối diện với nhiều tác động từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Âu Mỹ… nên gu ăn mặc của giới trẻ phần nào bị ảnh hưởng. Thậm chí, trong lúc rầm rồ các bộ phim bom tấn Trung Quốc như Diên Hi Công Lược, Như Ý Truyện ngay cả các nghệ sĩ Việt Nam còn lấy nguyên trang phục, châm cài giống tạo hình của các nhân vật trong phim mặc và để ảnh trên mạng xã hội.

Chính vì vây, để có thể giữ gìn, hạn chế việc ăn cắp ý tưởng thì theo anh rất khó khăn và chúng ta nên tổ chức những hoạt động tôn vinh áo dài, đưa hình ảnh áo dài phổ biến và gắn liền với cuộc sống hơn. Quan trọng là giới trẻ và ngay cả người làm nghề cũng cần có nhận thức, hiểu biết rõ ràng về trang phục truyền thống của dân tộc.

HƯƠNG CHUNG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương