Trường hợp nào phải chịu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân?

Anh em cùng cha khác mẹ "vô tình" yêu nhau, có quan hệ với nhau dẫn đến mang thai, thì có bị tội loạn luân hay không?

Cha mẹ đã ly hôn rồi lập gia đình mới. Con cái đã lớn khôn nhưng họ không hề cho chúng biết mặt nhau, vô tình dẫn đến tình huống oái oăm như trường hợp dưới đây:

Hai người cùng cha khác mẹ có con với nhau mà không hề hay biết họ là anh em cùng cha khác mẹ.
Hai người cùng cha khác mẹ có con với nhau mà không hề hay biết họ là anh em cùng cha khác mẹ.

Anh H (24 tuổi) quê ở Nam Định và chị T (22 tuổi) quê ở Thanh Hoá, cùng ra Hà Nội học tập, làm việc. Anh H và chị T có quan hệ yêu đương đã 3 năm, và có ý định đi đến hôn nhân. Hai người đã có quan hệ tình dục với nhau khiến chị T mang bầu, nên buộc phải xin gia đình cho tổ chức đám cưới, nhưng đến ngày hai gia đình gặp mặt thì anh H phát hiện ra mẹ chị T là vợ cũ của bố mình, anh H và chị T là hai anh em cùng cha khác mẹ. Anh H muốn được Luật sư tư vấn, anh đã quan hệ tình dục với em gái mình thì có phạm tội loạn luân không?

Câu hỏi trên được Luật sư tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự 2015, Quy định tội loạn luân như sau:

“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Tiểu mục 6.2, Mục 6 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC hướng dẫn về tội loạn luân như sau:

- Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

- Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

- Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015).

Hai bên quan hệ tự nguyện mà không biết là anh em cùng cha khác mẹ, nên không bị 
Hai bên quan hệ tự nguyện mà không biết là anh em cùng cha khác mẹ, nên không bị 

- Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015);

- Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015);

- Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015)”.

Như vậy, để cấu thành tội loạn luân thì hành vi giao cấu phải xuất phát từ ý chí, sự tự nguyện của hai bên mà không hề có sự cưỡng ép nào; và lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ người mình giao cấu là người có dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Xét trong trường hợp của anh H, thì hành vi giao cấu của anh H và chị T là hoàn toàn xuất phát từ ý chí, từ sự tự nguyện của hai bên mà không hề có sự cưỡng ép nào, tuy nhiên, tại thời điểm thực hiện hành vi đó, anh H và chị T hoàn toàn không biết đối phương là người có quan hệ huyết thống với mình. Do đó, anh H sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân theo quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự 2015.

AN LY (t/h)

Hợp đồng hôn nhân đã được công nhận tại Việt Nam chưa?

Hợp đồng hôn nhân đã được công nhận tại Việt Nam chưa?

Hợp đồng hôn nhân hỗ trợ người trong cuộc bảo toàn tài sản của mình, nhưng cũng vô tình tạo ra sự ngăn cách giữa hai bên khi quyết định kết hôn.