Ứng dụng AI giúp chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong hành trình đưa công nghệ số đến gần hơn với chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nhóm các nhà khoa học tại Mỹ mới đây đã phát triển thành công một ứng dụng điện thoại thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chẩn đoán thiếu máu chỉ qua hình ảnh móng tay người dùng.

Ứng dụng AI giúp chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học uy tín Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), ứng dụng này hoạt động bằng cách phân tích hình ảnh móng tay để định lượng nồng độ hemoglobin, một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng thiếu máu trong cơ thể.

Trong quá trình thử nghiệm, ứng dụng đã được sử dụng để phân tích dữ liệu của 9.061 người, cho thấy độ chính xác cao khi so sánh với kết quả xét nghiệm máu truyền thống. Không chỉ dừng lại ở đó, nhờ đã được sử dụng hơn 1,4 triệu lần trên khắp nước Mỹ, công nghệ này còn cho phép xây dựng bản đồ trực quan về tỷ lệ thiếu máu theo thời gian thực. Đây được xem là công cụ hữu hiệu hỗ trợ công tác theo dõi và hoạch định chính sách y tế công cộng.

Điểm nổi bật của ứng dụng nằm ở đặc tính không xâm lấn, dễ sử dụng và khả năng tiếp cận cao, đặc biệt có ý nghĩa tại các khu vực còn thiếu thốn cơ sở y tế. Theo nhóm nghiên cứu, công nghệ này không chỉ giúp phát hiện bệnh kịp thời, mà còn mở ra cơ hội theo dõi sức khỏe một cách cá nhân hóa, nhất là đối với những bệnh nhân đang sống chung với bệnh thiếu máu.

Người dùng có thể chủ động kiểm tra định kỳ tại nhà, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc theo dõi hiệu quả điều trị mà không cần phải thường xuyên đến các cơ sở y tế. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong hành trình đưa công nghệ số đến gần hơn với chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

TM (theo emory)

Ashmita Kumar, cô nữ sinh với startup đột phá nhận diện đột quỵ sớm qua điện thoại

Ashmita Kumar, cô nữ sinh với startup đột phá nhận diện đột quỵ sớm qua điện thoại

Bằng cách tích hợp công nghệ giám sát vào các thiết bị thông minh quen thuộc hàng ngày, startup của Kumar mở ra bước đột phá trong điều trị đột quỵ.