Thực trạng an ninh dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại hộ gia đình 3 xã miền núi thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

300 phụ nữ tuổi từ 29-49 ở huyện Yên Thế, Bắc Giang được chọn để thực hiện nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng.

Mục tiêu  của nghiên cứu là điều tra kiến thức, thực hành dinh dưỡng (DD) và tình hình an ninh dinh dưỡng (ANDD) hộ gia  đình (HGĐ) và đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD): thiếu năng lượng trường diễn (-), TCBP và thiếu máu) của PNTSĐ tại 3 xã/thị trấn tại huyện miền núi Yên Thế, Bắc giang.

 Theo USDA, đảm bảo an ninh thực phẩm (ANTP) đối với một hộ gia đình khi “tất cả các thành viên, tại mọi thời điểm, có thể tiếp cận đủ lương thực để có một cuộc sống năng động và khỏe mạnh” . Hiện nay cụm từ “an ninh thực phẩm và dinh dưỡng” thường gọi ngắn gọn là “an ninh dinh dưỡng”có nghĩa là an ninh dinh dưỡng (ANDD) đã bao gồm ANTP và hàm lượng chất dinh dưỡng. An ninh dinh dưỡng có nghĩa là khả năng tiếp cận, tính sẵn có và khả năng chi trả nhất quán đối với các loại thực phẩm và đồ uống giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật .

Ở Việt Nam, sản lượng lúa ở Việt Nam chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp trên 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân Việt nam. Vì vậy cây lúa luôn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm ANTP quốc gia của Việt nam. Mặc dù vậy, sản xuất lương thực của Việt Nam, trong đó có lúa gạo, vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra với tần xuất ngày càng cao và khốc liệt hơn. Tuy nhiên Việt Nam đã đảm bảo được ANTP cấp quốc gia nhưng chưa đảm bảo được một cách vững chắc ANTP cấp hộ gia đình và cá thể , đặc biệt là an ninh dinh dưỡng (ANDD).

GS TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam trình bày báo cáo. Ảnh: Hoàng Toàn
GS TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam trình bày báo cáo. Ảnh: Hoàng Toàn

Mục tiêu cuối cùng của ANTP là an ninh dinh dưỡng và kết quả đầu ra của ANDD là tình trạng dinh dưỡng. Theo kết quả của Tổng điều tra DD 2020, tỷ lệ SDD trẻ em và CED của PHTSĐ còn cao đặc biệt là các tỉnh miền núi và dân tộc ít người . Khi thiếu hụt lương thực thực phẩm và ANDD không đảm bảo thì trẻ em, phụ nữ và người già là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất (2); Trong nghiên cứu này do điều kiện nguồn lực có hạn do vậy chỉ tập trung vào đánh giá TTDD của  PNTSĐ (CED, TCBP và thiếu máu) đồng thời đánh giá việc tự cung tự cấp và kinh tế HGĐ để đảm bảo nguồn thực phẩm cần thiết. 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ tuổi sinh đẻ 20-49 tuổi, mỗi xã /thị trấn chọn 100 PNTSĐ tham gia nghiên cứu.

Địa điểm nghiên cứu: Tại 2 xã miền núi Hồng Kỳ, Đồng Kỳ và thị trấn Phồn Xương thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2023.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nhân trắc học: Đo chiều cao và cân nặng của PNTSĐ.

- Phỏng vấn PNTSĐ theo phiếu điều tra thiết kế sẵn về kiến thức, thực hành DD, an ninh TP và DD hộ gia đình (6).

- Xét nghiệm máu xác định tỷ lệ thiếu máu PNTSĐ: sử dụng máy xét nghiệm phân tích huyết học ABACUS, phương pháp phân tích của máy là điện trở kháng, đo quang và laser. PNTSĐ bị thiếu máu khi hàm lượng Hb

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng PNTSĐ: Dựa vào chỉ số khối cơ thể [BMI= CN (kg) /CC2 (m)] để đánh giá TTDD của PNTSĐ theo phân loại của WHO năm 1995 (8,9):

  • Gầy độ III BMI<16
  • Gầy độ II BMI từ 16 đến 16,9
  • Gầy độ I BMI từ 17 đến 18,4

Bình thường          BMI từ 18,5 đến 24,9

  • Tiền béo phì   BMI từ 25 đến 29,9
  • Béo phì độ I   BMI từ 30 đến 34,9
  • Béo phì độ II   BMI từ 35 đến 39,9
  • Béo phì độ III   BMI ≥ 40

Tuy nhiên, năm 2000, WPRO đã đưa ra ngưỡng đánh giá TCBP dựa trên chỉ số BMI khác dành cho người Châu Á như sau:

Thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD):

BMI < 18,5

Bình thường

18,5 ≤ BMI

Tiền béo phì

23 ≤ BMI < 25

Béo phì mức độ 1

25 ≤ BMI < 30

Béo phì mức độ 2

 BMI ≥30

Xử lý số liệu: Số liệu được làm sạch sau đó được xử lý bằng phần mềm Epidata và SPSS với các test thống kê y học. Nhận định kết quả có sự khác biệt khi p< 0,05.

Kết quả phỏng vấn 300 PNTSĐ tại 2 xã Hồng Kỳ, Đồng Kỳ và thị trấn Phồn Xương (Bảng 1) cho thấy tuổi trung bình của PNTSĐ ở 3 xã thị trấn là khoảng 40 tuổi, có trung bình 2 con và 4 thành viên HGĐ và không có sự khác biệt giữa 3 điểm NC.

Bảng 1: Một số thông tin chung của phụ nữ tuổi sinh đẻ 20-49 tại 3 xã điều tra

Chỉ số

Hồng Kỳ (n=100)

Đồng Kỳ (n=100)

Phồn Xương (n=100)

Chung 

(n=300)

TB

SD

TB

SD

TB

SD

TB

SD

Tuổi (năm)

41,2

6,5

40,3

6,6

39,8

6,9

40,4

6,7

Tuổi lấy chồng

21,5

3,0

21,8

3,2

23,1

4,3

22,1

3,8

Số lần có thai

3,1

2,1

2,6

1,2

2,8

1,0

2,8

2,0

Số con hiện có

               

Số thành viên HGĐ

               

 

Bảng 2. Thông tin về dân tộc, trình độ văn hoá và nghề nghiệp của PNTSĐ tại 3 xã điều tra

Thông tin/chỉ số

Hồng Kỳ

(n=100)

Đồng Kỳ

(n=100)

Phồn Xương (n=100)

Chung

(n=300)

Dân tộc

 

 

 

 

Kinh (%)

66

79

85

76,7

Dân tộc khác (%

34

21

15

23,3

Trình độ văn hoá

 

 

 

 

Cấp 1 (%)

     

5,7

Cấp 2 (%)

64

59

40

54,3

Cấp 3 (%)

25

24

38

28,7

Trung học/Đại học (%)

 

12

15

11,3

Nghề nghiệp chính 

 

 

 

 

Làm ruộng (%)

57

48

38

47,7

Công nhân (%)

28

32

39

33,0

Chăn nuôi (%)

 

10

12

9,3

CBCNV (%)

     

4,3

Khác (%)

     

4,7

 

Kết quả điều tra về dân tộc, trình độ văn hoá và nghề nghiệp của PNTSĐ tại 3 xã (Bảng 2) cho thấy tỷ lệ dân tộc ít người ở xã Hồng Kỳ cao nhất (34%), tỷ lệ này ở thị trấn Phồn Xương thấp nhất (15%). Trình độ văn hoá của PNTSĐ đã tham gia điều tra có trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp 2 là phổ biến (khoảng 54,3%) chung cho cả 3 điểm nghiên cưú; Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 3 và Trung học/đại học cao hơn 2 xã Đồng Kỳ và Hồng Kỳ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Liên quan đến nghề nghiệp chính của những PNTSĐ đã tham gia phỏng vấn (Bảng 2), kết quả cho thấy khoảng một nửa số PNTSĐ làm ruộng (47,7%) và khoảng 1/3 số PN làm công nhân (33,0%), tỷ lệ PN có nghề nghiệp chăn nuôi và CBCNV rất thấp (9,3 và 4,3%).

Kết quả điều tra về tình hình ANTP HGĐ trên 300 PNTSĐ ở 3 xã thị trấn (Bảng 3) cho thấy tỷ lệ HGĐ đủ LTTP trong 12 tháng qua khá cao (80,7%), tỷ lệ này của xã Hồng kỳ (xã có đồng bào dân tộc ít người cao nhất) là thấp nhất (76%). Liên quan đến vấn đề tự cung tự cấp LTTP, kết quả phỏng vấn (Bang3) cho thấy tỷ lệ HGĐ tự cung tự cấp LTTP rất thấp (17% chung cho cả 3 xã); Phần lớn LTTP của các HGĐ vừa tự cung tự cấp vừa đi mua (83%), tỷ lệ thấp nhất là thị trấn Phồn Xương (80%) và cao nhất là xã Đồng Kỳ (85%).

Tỷ lệ HGĐ không đảm bảo ANTP còn khá phổ biến ở địa bàn NC (không có TP và không có tiền mua (6%), không có điều kiện ăn những TP giầu DD (10,7%), phải cắt giảm số bữa ăn hàng ngày (6,7%) và khoảng 1% HGĐ đã phải nhịn đói do không có TP).

Bảng 3: Tình hình an ninh thực phẩm HGĐ của PNTSĐ 20-49 tuổi tại 3 xã điều tra

An ninh TP

Hồng Kỳ (n=100)

Đồng Kỳ (n=100)

Phồn Xương (n=100),

Chung 

(n=300)

Gia đình đủ LTTP trong 12 tháng qua

Tỷ lệ HGĐ đủ LTTP (%)

76

84

82

80,7

Tự cung tự cấp LTTP

16,0

15,0

20,0

17,0

Tự cung tự cấp + đi mua

84,0

85,0

80,0

83,0

Gia đình bị mất ANTP trong 12 tháng qua

Không có TP và không có tiền mua

10

8

2

6,0

Phải lo lắng về không đủ TP

16

7

1

8,0

Phải ăn một vài loại TP không đủ DD do không có tiền

19

11

2

10,7

Giảm số bữa ăn/ăn ít hơn so với bình thường do thiếu tiền, thiếu TP

12

7

1

6,7

Phải nhịn đói do thiếu TP hoặc thiếu tiền (bỏ ≥ 2 bữa)

2

1

0

1,0

 

Bảng 4. Kiến thức về dinh dưỡng của PNTSĐ 20-49 tuổi tại 3 xã điều tra

Kiến thức về TP/DD

Hồng Kỳ (n=100)

Đồng Kỳ (n=100)

Phồn Xương (n=100)

Chung 

(n=300)

Biết về các nhóm TP chính

Biết có 4 nhóm TP chính (%)

67

69

72

69,3

Không biết có 4 nhóm TP chính (%)

33

31

28

30,7

Kể tên đúng các nhóm TP chính

Nhóm đường bột

32

33

35

33,3

Nhóm đạm (Protein)

31

30

29

30,0

Nhóm chất béo (Lipid)

26

29

27

27,3

Nhóm vitamin và khoáng chất

20

18

22

20,0

 

Kết quả điều tra về kiến thức dinh dưỡng của PNTSĐ tại 3 xã/thị trấn tham gia NC (Bảng 4) cho thấy kiến thức chung của PNTSĐ chưa tốt: khoảng 30,7% PN chưa biết kiến thức cơ bản (4 nhóm TP) và cũng có khoảng 1/3 số PN được phỏng vấn kể tên đúng các nhóm TP chính như nhóm đường bột, nhóm protein và chỉ có 20% biết nhóm vitamin và khoáng chất.

Kết quả phỏng vấn 300 PNTSĐ về kiến thức phòng chống thiếu máu ở 3 điểm NC (Bảng 5) cho thấy tỷ lệ PN biết nguyên nhân thiếu máu là do ăn uống không đủ Fe và chất dinh dưỡng khá cao (79%); Tuy nhiên, những nguyên nhân gây thiếu máu khác như nhiễm giun tóc, giun móc, rối loạn tiêu hoá và thói quen uông trà đặc sau bữa ăn… tỷ lệ PN biết rất thấp (7,7-25,0 %). Liên quan đến hậu quả của thiếu máu, đa số PN biết thiếu máu gây hậu quả mệt mỏi, kém tập trung và mất ngủ (70,3%). Những hậu quả khác của thiếu máu như giảm sức đề kháng hay ốm đau, ảnh hưởng đến năng suất lao động và thai sản (Bảng 5)- tỷ lệ PN biết chưa cao (khoảng 30%).

Kiến thức của PN tham gia điều tra về những TP giầu Fe chưa tốt: tỷ lệ PN biết những TP giầu Fe như trứng gà, trứng vịt, gan động vật, rau xanh rất thấp (Bảng 5).

Bảng 5: Kiến thức phòng chống thiếu máu của PNTSĐ tại 3 xã/thị trấn tham gia NC

Kiến thức về phòng chống thiếu máu DD

Hồng Kỳ (n=100)

Đồng Kỳ (n=100)

Phồn Xương (n=100)

Chung 

(n=300)

Biết về nguyên nhân bị thiếu máu

Ăn uống không đủ Fe và chất DD

72

89

76

79,0

Nhiễm giun tóc, giun móc

21

21

33

25,0

Rối loạn tiêu hoá kém hấp thu

8

11

9

9,3

Uống trà đặc ngay sau ăn

5

10

8

7,7

Nguyên nhân khác (mất máu…)

1

2

4

2,3

Biêt hậu quả của thiếu máu

Mệt mỏi, kém tập trung, mất ngủ

65

76

70

70,3

Ảnh hưởng đến khả năng lao động

28

23

31

27,3

Giảm sức đề kháng hay ốm đau

31

25

37

31,0

Ảnh hưởng đến thai sản

33

18

26

29,0

Biết những thực phẩm giầu Fe

Thịt đỏ

59

63

71

64,3

Trứng gà, trứng vịt…

23

18

23

21,3

Gan động vật

13

7

17

12,3

Rau có màu xanh

15

15

17

15,7

Nho đen, chuối

0

0

2

0,06

Các loại hạt (hướng dương, óc chó…)

1

6

9

5,3

Kết quả điều tra về thực hành phòng chống thiếu máu của 300 PNTSĐ ở 3 điểm NC thuộc huyện Yên Thế (Bảng 6) cho thấy chỉ có khoảng 1/3 số PN thực hành ăn uống những TP giầu Fe hàng ngày (34,7%); Trong 12 tháng qua có một nửa số PN đã XN kiểm tra thiếu máu (50%) và khoảng 60 % số họ đã tẩy giun; Số PNTSĐ đã uống viên Fe và Fe-Folic để phòng chống thiếu máu rất thấp -32,7%.

Bảng 6: Thực hành phòng chống thiếu máu của PNTSĐ tại 3 xã điều tra

Thực hành về phòng chống thiếu máu

Hồng Kỳ (n=100)

Đồng Kỳ (n=100)

Phồn Xương (n=100)

Chung 

(n=300)

Thực hành ăn uống TP giầu Fe hàng ngày

29

34

41

34,7

Đã XN kiểm tra thiếu máu trong 12 tháng qua

50

51

49

50,0

Đã tẩy giun trong 12 tháng qua

58

61

68

62,3

Đã uống viên Fe, Fe-folic trong 12 tháng qua

32

32

34

32,7

Đã uống thuốc bổ (đa vi chất)

3

1

2

2,0

Đã uống vitamin C…

20

31

24

25,0

 Kết quả tình trạng dinh dưỡng của PNTSĐ tại 3 xã điều tra

Bảng 7: Cân nặng, chiều cao và BMI TB của PNTSĐ tại 3 xã NC

Chỉ số nhân trắc

Hồng Kỳ (n=100)

Đồng Kỳ (n=100)

Phồn Xương (n=100)

Chung 

(n=300)

TB

SD

TB

SD

TB

SD

TB

SD

Cân nặng (kg)

48.9*

6.3

50.5

6.1

53.7*

7.5

51.0

6.9

Chiều cao (cm)

153.9*

4.0

153.9

4.6

155.3*

4.6

154.3

4.4

BMI

20.6

2.7

21.3

2.4

22.3

2.9

21.4

2.7

Ghi chú: *) p<0,05, t-test.

Kết quả cân đo nhân trắc PNTSĐ tại 3 điểm NC (Bảng 7) cho thấy cân nặng TB của PN khoảng 51,0 kg và chiều cao TB là 154,3 cm; Phụ nữ xã Hồng Kỳ có cân nặng và chiều cao thấp nhất và thấp hơn PN thị trấn Phồn Xương một cách có ý nghĩa (p< 0,05). Tương tự như cân nặng và chiều cao thì BMI trung bình của PN xã Hồng Kỳ cúng thấp hơn so với Đồng Kỳ và Phồn Xương (Bảng 7).

Bảng 8: Tình trạng dinh dưỡng (tỷ lệ TNLTD, TCBP) của PNTSĐ tại 3 xã điều tra (%)

Chỉ số nhân trắc

Hồng Kỳ (n=100)

Đồng Kỳ (n=100)

Phồn Xương (n=100)

Chung  (n=300)

Thiếu NLTD:

BMI < 18,5 (%)

12,0

10,0

9,0

10,3

Thừa cân béo phì

       

BMI ≥ 23 (%)

11,0 **

19,0

42,0  **

24,0

BMI ≥ 25 (%)

4,0 *

10,0

18,0 *

10,7

 Ghi chú: *) p<0,05; **) p<0,01: Chi-Square test.

Kết quả đánh giá TTDD (TNLTD và TCBP) của PNTSĐ tại 3 điểm NC được trình bầy ở Bảng 8 và Hình 1; Kết quả phân tích TTDD cho thấy khoảng 10% PN bị thiếu năng lượng trường diễn và không có sự khác biệt giữa các điểm NC. Tỷ lệ PN bị TCBP theo thang phân loại của WHO (1995) là 10,7% và theo phân loại TCBP châu Á rất cao (24,0%), đặc biệt cao ở thị trấn Phồn Xương (42%) – kết quả này cảnh báo đối với những vùng đô thị miền núi đối đầu với cả thiếu và thừa DD khi kiến thức và thực hành DD của PNTSĐ chưa tốt.          

Bảng 9: Tỷ lệ thiếu máu của PNTSĐ của 3 xã huyện Yên Thế, Bắc Giang (%)

Chỉ số huyết học

Xã Hồng Kỳ (n=50)

Xã Đồng Kỳ (n=50)

TT Phồn Xương

(n= 50)

           

Hb <12

 

14

 

16

 

12

MCV <85

Thể tích TB hồng cầu

     

16

 

10

MCHC <32

(Nồng độ Hb trung bình HC)

28

56

30

60

26

52

Kết quả xét nghiệm 150 mẫu máu của 3 điểm NC để đánh giá tỷ lệ thiếu máu của PNTSĐ (Bảng 9) cho thấy tỷ lệ thiếu máu (Hb<12) khoảng 12-16%, tỷ lệ cao nhất ở xã Đồng kỳ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Qua điều tra về tình hình ANTP và DD HGĐ và phỏng vấn về kiến thức, thực hành Đ của 300 PNTSĐ tại Yên Thế, Bắc Giang cho thấy: Tỷ lệ HGĐ đảm bảo ANTP khá cao (khoảng 80%), tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% HGĐ không đảm bảo ANTP (phải ăn những TP không đáp ứng nhu cầu DD); khoảng 6,7% HGĐ phải giảm số bữa ăn do thiếu TP.

Kiến thức chung về DD của PNTSĐ chưa tốt: khoảng 30,7% PN chưa biết kiến thức cơ bản (4 nhóm TP) và chỉ có khoảng 1/3 số PN được phỏng vấn kể tên được các nhóm TP chính.

Tỷ lệ PNTSĐ biết nguyên nhân gây thiếu máu như nhiễm giun tóc, giun móc, rối loạn tiêu hoá và thói quen uông trà đặc sau bữa ăn… rất thấp (7,7-25,0 %); Tỷ lệ PN biết những hậu  quả của thiếu máu như giảm sức đề kháng hay ốm đau, ảnh hưởng đến năng suất lao động và thai sản chưa cao (27,3-31,0%).

Thực hành phòng chống thiếu máu của PNTSĐ chưa tốt: Chỉ có khoảng 1/3 số PN thực hành ăn uống những TP giầu Fe hàng ngày (34,7%); Khoảng 50% PN đã XN kiểm tra thiếu máu và 60 % số họ đã tẩy giun trong 12 tháng qua.

 Kết quả phân tích TTDD của 300 PNTSĐ chỉ ra: PNTSĐ ở huyện miền núi đang phải đối đầu với cả thiếu và thừa DD: khoảng 10% PN bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5); Tỷ lệ PN bị TCBP theo thang phân loại của WHO (1995) là 10,7% và theo phân loại TCBP châu Á rất cao (24,0%), đặc biệt cao ở thị trấn Phồn Xương (42%).

Nhóm tác giả: Lê Thị Hợp, Lê Thị Thuý, Đào Thị Vi Phương, Nguyễn Thị Dự, Phạm Thị Mỵ, Nguyễn Thị Thanh

Nhóm tác giả

Thực trạng và giải pháp về chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi tại Việt Nam

Thực trạng và giải pháp về chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi tại Việt Nam

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi làm gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị.