Trải qua 21 năm tìm kiếm, vinh danh và hỗ trợ cho các tấm gương tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực, Giải thưởng năm nay trao cho đầy đủ 4 hạng mục:
I. Học bổng Nghị lực Trao cho 123 sinh viên vượt khó học Giỏi từ 46 trường Đại học công lập trên cả nước, trị giá 10 triệu đồng/ học bổng.
II. Hạng mục Triển vọng
1. Trao cho 14 sinh viên học tốt có thành tích nghiên cứu khoa học, trị giá 10 triệu đồng/giải.
2. Trao cho 05 dự án khởi nghiệp, trị giá 30 triệu đồng/giải tập thể: STT Tên dự án Trường Đại học Nhóm thực hiện
- Dự án Eco-House Giải pháp nền nông nghiệp xanh (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM), nhóm thực hiện: Hồ Thanh Huy, Lê Hoàng Minh Châu , Trần Thị Trâm.
- Dự án Autoantenna – Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo tròn theo dõi, cảnh báo sớm tình trạng cột antenn (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), nhóm thực hiện: Bùi Minh Đức, Nguyễn Anh Quân, Nguyễn Sơn Hải, Trần Thị Cẩm Vân, Phạm Ngọc Quân.
- Dự án Yacon - Lý tưởng cho lối sống ít đường (Trường Đại học Dược Hà Nội ), nhóm thực hiện: Trần Thủy Hoàng, Vũ Mạnh Hưng, Ngô Hà Vi, Phạm Ánh Ngọc, Lê Minh Hằng.
- Dự án Thực Nghệ Hương(Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW), nhóm thực hiện: Vũ Ngọc Mai, Vũ Thị Oanh, Nguyễn Phạm Thùy Linh, Lê Thị Thảo, Nguyễn Đức Tiến.
-Pixme - tranh Mosaic (đặt theo yêu cầu) và bộ sản phẩm tự làm (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội), nhóm thực hiện: Hoàng Hải Quyên, Nguyễn Hữu Phong, Hoàng Nguyễn Minh Giang, Nguyễn Minh Anh, Cao Thế Phong.
III. Hạng mục Kiến tạo
Dành cho những công trình nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng có tính sáng tạo, nhân văn, có giá trị với cộng đồng, trị giá 50 triệu đồng/ giải tập thể; 30 triệu đồng/ giải cá nhân. Trao cho 01 Tập thể & 02 Cá nhân:
-Nghiên cứu: Chọn lọc một số giống lúa mùa ruộng trên có chất lượng tốt tại hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, Tỉnh An Giang (Giải Tập thể), do GS.TS Nguyễn Thị Lang – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Đồng bằng Sông Cửu Long và nhóm nghiên cứu thực hiện.
GS TS Nguyễn Thị Lang, nhà khoa học dành cả cuộc đời nghiên cứu về cây lúa, lai tạo giống lúa... |
-Nghiên cứu: Sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu luật tục Bahnar (Giải Cá nhân), do PGS.TS Buôn Krông Thị Tuyết Nhung – Phó Giám độc Trung tâm KHXH&NV Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên thực hiện.
PGS.TS Buôn Krông Thị Tuyết Nhung |
-Nghiên cứu: Sản xuất bộ sản phẩm giúp chăm sóc, bảo vệ, phục hồi tóc hư tổn có nguồn gốc tự nhiên bao gồm dầu gội, dầu xả, serum, dầu bảo vệ tóc và viên uống giúp tóc mọc dầy, khỏe (Giải Cá nhân), do ThS. Nguyễn Thị Hương Liên – Phó Chủ tịch, Đồng sáng lập, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương thực hiện.
ThS. Nguyễn Thị Hương Liên |
IV. Hạng mục Sống đẹp
Dành cho những việc làm tử tế, nhân văn và có sức lan tỏa trong cộng đồng, những câu chuyện truyền cảm hứng về sự nhân ái, sẻ chia, trị giá 50 triệu đồng/ giải tập thể; 30 triệu đồng/ giải cá nhân. Trao cho 01 Tập thể & 04 Cá nhân:
-Tập thể Chi hội luật sư – Hội bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh (Giải tập thể, trị giá 50 triệu đồng).
Năm 2014, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Chi hội luật sư để công tác bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn. Trong suốt thời gian hoạt động, Chi hội luật sư đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc xâm hại, bạo hành phụ nữ, trẻ em; bóc lột lao động trẻ em; bảo vệ phụ nữ yếu thế,… bào chữa các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Trong giai đoạn 2021 - 2023, Chi hội luật sư đã phối hợp với Tổ Trợ giúp pháp lý miễn phí Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiều hoạt động tư vấn, tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.
-Bà Dương Thị Từ – Vượt qua khó khăn của bản thân, mở cơ sở & đào tạo nghề đan chổi chít cho những mảnh đời bất hạnh (Giải cá nhân, trị giá 30 triệu đồng).
Dù khuyết tật chân, nhưng với bản lĩnh và ý chí nghị lực vượt khó, Bà Dương Thị Từ đã vươn lên tự chủ về kinh tế và thành lập cơ sở đan chổi chít ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Từ năm 2011 cho đến nay, Bà đã đào tạo nghề đan chổi chít và tạo điều kiện cho những người khuyết tật có thêm thu nhập. Hàng chục nghìn cây chổi chít mỗi năm được làm nên từ đôi bàn tay và từ sự kiên trì của những người thợ tỉ mẩn.
-Chị Huỳnh Thanh Thảo – Cô giáo xương thủy tinh giàu nghị lực, người sáng lập Quỹ học bổng “Cô Ba Ấp Ràng” (Giải cá nhân, trị giá 30 triệu đồng).
Chị Huỳnh Thanh Thảo -cô giáo xương thủy tinh dạy học tại nhà |
Vừa chào đời, Chị Huỳnh Thanh Thảo đã mang trong mình chất độc da cam và căn bệnh xương thủy tinh quái ác. Từ nhỏ, mọi hoạt động của chị gắn liền với chiếc xe lăn. Mỗi lần chị vận động mạnh, xương lại bị vỡ. Chính vì vậy, chị không thể đến trường như những học sinh bình thường. Thế nhưng, bên trong chị vẫn khao khát được biết chữ, được học toán. Chị nhờ mẹ và chị gái dạy cho mình những con chữ, con số đầu đời, rồi dần dà tự học. Năm 2000 khi 14 tuổi, chị mở lớp học tình thương - dạy kèm các em nhỏ trong xóm nghèo để các em biết con chữ. Không dừng lại ở việc mở lớp học dạy chữ, năm 2009, chị mở và điều hành “Thư viện mini Cô Ba”. Chị còn thành lập Quỹ học Bổng “Cô Ba Ấp Ràng” để hỗ trợ khuyến học cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hơn 800 suất đã được trao đến các em học sinh khó khăn từ Quỹ Cô Ba Ấp Ràng.
Bà Lê Thị Guốt – Trải qua 40 cuộc phẫu thuật giành lại sự sống, sáng lập Hợp tác xã sản xuất tinh bột nghệ đỏ tạo việc làm cho chị em phụ nữ trong khu vực (Giải cá nhân, trị giá 30 triệu đồng).
Bà Lê Thị Guốt |
Sau tai nạn nghiêm trọng, chị Lê Thị Guốt phải trải qua 40 cuộc phẫu thuật trong 6 năm để giành lại sự sống, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Nhưng nghịch cảnh không thể lung lay ý chí của người phụ nữ giàu nghị lực, nhờ sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, Hội Phụ nữ các cấp, chị đã chuyên tâm vào việc sản xuất tinh bột nghệ đỏ. Từ đôi bàn tay trắng, với niềm tin và ý chí chị đã khởi nghiệp thành công cơ sở sản xuất tinh bột nghệ đỏ, tạo việc làm cho các chị em phụ nữ yếu thế. Năm 2022, sản phẩm tinh bột nghệ đỏ của chị đã được UBND xã Tiên Thắng đăng ký là sản phẩm OCOP của địa phương.
Em Lê Thị Thắm – Cô giáo “chim cánh cụt” truyền cảm hứng cho sinh viên vượt qua khó khăn, dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh nghèo vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa (Giải cá nhân, trị giá 30 triệu đồng).
Cô giáo "chim cánh cụt" Lê Thị Thắm |
Là người khuyết tật bẩm sinh, không có 2 cánh tay từ khi lọt lòng, Thắm còn mang những căn bệnh khác như cột sống cong vẹo. Tuy vậy, với nỗ lực của bản thân, Thăm đạt học sinh giỏi liên tiếp 12 năm liền. Năm 2016, Em thi đỗ vào khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Hồng Đức và đạt học bổng KOVA nhiều năm liền. Sau khi ra trường em trở thành Giáo viên bộ môn Tiếng Anh, và lan tỏa niềm đam mê ngoại ngữ cho các học sinh bằng cách mở lớp dạy Tiếng Anh miễn phí. Thắm dạy miễn phí vì với em, đó là một công việc - thay lời cảm ơn của em đến bố mẹ, hàng xóm, bạn bè và thầy cô đã đồng hành và giúp đỡ trong suốt những năm qua. Ngoài giá trị giải thưởng/ học bổng bằng tiền, Giải thưởng còn hỗ trợ các chi phí đi lại, khách sạn cùng nhiều hoạt động khác cho người đạt giải, đặc biệt là sinh viên. Toàn bộ nguồn kinh phíT vận hành Giải thưởng được trích từ nguồn quỹ phúc lợi của các công ty sơn KOVA.
GS TS Nguyễn Thị Doan và Phó GS.TS Nguyễn Thị Hòe nhận được nhiều sự biết ơn, chúc mừng của đội ngũ những người làm khoa học-công nghệ Giải thưởng và Học bổng KOVA Giải thưởng/ Học bổng KOVA do PGS.TS Nguyễn Thị Hoè – Chủ tịch Tập đoàn sơn KOVA sáng lập vào năm 2002, xuất phát từ việc Bà từng trải qua những khó khăn thời sinh viên và những ngày đầu khởi nghiệp từ khoa học. Giải thưởng ra đời với mục đích đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng, thông qua việc: Khuyến khích nghiên cứu Khoa học ứng dụng; Lan tỏa những hành động Nhân văn và Ươm mầm, hỗ trợ cho các em Sinh viên triển vọng trên cả nước. Ý tưởng và tâm huyết của PGS.TS Nguyễn Thị Hòe về Giải thưởng KOVA đã nhận được sự ủng hộ của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, và vinh dự được Bà giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng. Từ năm 2012 đến nay, vị trí này tiếp tục vinh dự được Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đảm nhiệm. Hội đồng Ủy ban Giải thưởng KOVA còn có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ và các cơ quan Nhà nước.
Kết quả giải thưởng KoVa lần thứ 21 năm 2023- Hạng mục Kiến tạo dành cho những công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng
Lễ trao giải thưởng KOVA lần thứ 21 năm 2023 dự kiến tổ chức vào ngày 2.12 tại Nhà hát Quân Đội khu vực phía Nam (TP HCM).