Sản phẩm nhất định không được tự ý sử dụng, kinh doanh, vi phạm có thể bị phạt lên đến 50 triệu đồng

Đây là sản phẩm nằm trong danh mục hàng hóa không được tự ý sử dụng. Việc buôn bán thiết bị mà không có giấy chứng nhận cũng bị nghiêm cấm.

Quy định nghiêm cấm việc buôn bán thiết bị kích sóng không có chứng nhận

Theo quy định tại Thông tư 20/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện đều phải được kiểm định, công bố hợp quy hoặc công bố hợp chuẩn trước khi lưu thông trên thị trường.

Để đảm bảo chất lượng, các thiết bị này cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bức xạ điện từ, khả năng chống nhiễu sóng và tương thích điện từ đối với thiết bị khác.

Một bộ kích sóng không có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. (Ảnh: Internet)
Một bộ kích sóng không có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. (Ảnh: Internet)

Thông tư cũng quy định việc buôn bán thiết bị phát, thu phát sóng không có giấy chứng nhận là bị cấm. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tháng 11 năm 2023, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có văn bản gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS- Bộ Công Thương), phản ánh về việc một số website/ứng dụng đăng bán thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy (CBHQ) trên các website thương mại điện tử (TMĐT) bán hàng, các sàn TMĐT.

Danh sách các thiết bị lặp thông tin di động, kích sóng thuộc các nhãn hiệu bao gồm: Pro DM1, DM2 Pro, Pro DM1/DM2/DM3, ST960, GSM FTECH 930, GSM AT-980, ELE AT-980, ANTN889-340-01, ANTN889-085-01, ANTN889-305-01, ANTN889-230-01, Model DM2, Lintratek KW20L-GWYT-7001, SDAS, ATNJ-GM-80-27, KW20L-GW, GSM 980, RF-1000, GS-AL, RF 2000.

Nhằm ngăn ngừa việc gây nhiễu có hại tới mạng thông tin di động, Cục TMĐT&KTS đề nghị các doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm trên website và ứng dụng TMĐT như phản ánh; Triển khai các biện pháp kỹ thuật, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm như đã phản ánh trên website và ứng dụng theo quy định.

Cục TMĐT&KTS cũng đề nghị người dân, doanh nghiệp nếu phát hiện các website bán các sản phẩm vi phạm nêu trên thì gửi thông tin về Cục TMĐT&KTS để Cục có phương án giải quyết.

Thiết bị kích sóng điện thoại di động là gì?

Thiết bị kích sóng điện thoại di động (hay là Thiết bị lặp tín hiệu di động, repeater) là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng GSM các loại băng tần tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu.

Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, có giấy phép sử dụng băng tần mới được sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động trong hệ thống mạng thông tin di động, để lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng.

Một thiết bị kích sóng. (Ảnh minh hoạ)
Một thiết bị kích sóng. (Ảnh minh hoạ)

Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, đây là thiết bị người dân không được tự ý lắp đặt hay sử dụng. Nếu như lắp đặt trái phép, thiết bị có thể gây can nhiễu sóng quanh khu vực, ảnh hưởng tới trạm thu phát sóng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng. Điều này làm tăng nguy cơ rớt cuộc gọi, gián đoạn kết nối của các máy điện thoại di động. 

Trường hợp tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động công cộng, người sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 30 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện. Người kinh doanh thiết bị cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50 triệu đồng.

Tổng hợp

Huỳnh Duy

Thể thao Hàn Quốc liên tiếp 'nổ' scandal: Hết Lee Kang-in đấm Son Heung-min lại đến kiều nữ bóng chuyền bị cấm thi đấu vì bắt nạt đàn em

Thể thao Hàn Quốc liên tiếp "nổ" scandal: Hết Lee Kang-in đấm Son Heung-min lại đến kiều nữ bóng chuyền bị cấm thi đấu vì bắt nạt đàn em

Tuyển thủ ĐT bóng chuyền nữ Hàn Quốc Oh Ji-young bị cấm thi đấu 1 năm vì tranh cãi bắt nạt đồng đội.