Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tìm ra phương thức điều trị thành công bệnh tiểu đường type 1 cho một nữ bệnh nhân 25 tuổi đến từ Thiên Tân, Trung Quốc. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Cell.
Liệu pháp được sử dụng là liệu pháp tế bào gốc. Chỉ sau 3 tháng được tiêm các mũi tế bào gốc tự thân, nữ bệnh nhân đã có nhiều cải thiện, cơ thể cô đã tự sản sinh được insulin – điều mà một bệnh nhân tiểu đường type 1 bình thường không thể. Hơn 98% thời gian trong ngày, lượng đường trong máu của cô ấy được giữ ở mức khỏe mạnh. Bệnh nhân cũng được giải thoát khỏi các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Giáo sư Deng Hongkui |
Giáo sư Deng Hongkui, một nhà sinh học tế bào tại Đại học Bắc Kinh người thực hiện nghiên cứu trên cho biết, ông và đồng nghiệp đã trích xuất tế bào từ 3 người mắc bệnh tiểu đường type 1 và tái lập trình lại chúng – sử dụng hóa chất và các quy trình trong phòng thí nghiệm để biến các tế bào đã trưởng thành này quay trở lại trạng thái sơ sinh của chúng, còn được gọi là tế bào gốc. Ở trạng thái tế bào gốc, các tế bào này sau đó có thể tiếp tục được hướng dẫn để biến thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.
Được biết, kỹ thuật tái lập trình lại tế bào này đã được phát minh bởi một nhà khoa học người Nhật Bản tên là Shinya Yamanaka, ở Đại học Kyoto cách đây 2 thập kỷ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, giáo sư Deng và các đồng nghiệp thay vì đưa vào các protein kích hoạt biểu hiện gen, họ đã cho các tế bào tiếp xúc với các phân tử nhỏ. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để tạo ra các cụm đảo tụy 3D, các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất insulin trong cơ thể. Các tiểu đảo tụy này sau đó đã được thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả trên chuột và linh trưởng.
Giáo sư Deng đã tiêm khoảng 1,5 triệu tiểu đảo tụy vào cơ bụng của người bệnh. Bằng cách đặt các tế bào gốc tái lập trình thành đảo tụy này vào bụng, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi các tế bào bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ và nếu cần có thể loại bỏ chúng ngay lập tức.
Giáo sư Deng cho biết kết quả của 2 bệnh nhân khác cũng khả quan và những bệnh nhân này sẽ đạt mốc một năm không sử dụng insulin vào tháng 11 này. Ông hy vọng sẽ mở rộng thử nghiệm cho thêm 10 hoặc 20 bệnh nhân nữa.
Trước đó, một nhóm các nhà khoa học tại Thượng Hải, Trung Quốc cũng đã cấy ghép thành công các tiểu đảo sản xuất insulin vào gan của một người đàn ông 59 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bằng cách sử dụng mô được tạo ra từ tế bào của chính bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đặt kỳ vọng bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc cấy ghép sử dụng tế bào của chính người nhận có nhiều ưu điểm nhưng do quy trình phức tạp nên phương pháp này khó có thể mở rộng.
Các đại biểu quốc tế chia sẻ hướng nghiên cứu tại hội thảo Chuyên đề "Sức khỏe và Môi trường"
Hội thảo "Sức khỏe và Môi trường" với sự tham gia của 11 báo cáo viên, trong đó có sự tham 7 đại biểu Việt Nam và 4 đại biểu quốc tế.